Vì sao thấp hơn mực nước biển nhưng lưu vực Turpan lại không hề có những hồ nước lớn?

    Đức Khương,  

    Lưu vực Turpan có độ cao thấp nhất ở Trung Quốc. Lưu vực này cao tới 154 mét dưới mực nước biển nhưng trên thực tế, ở đây lại không hề hình thành những hồ nước lớn.

    Trái Đất của chúng ta được bao phủ bởi một lượng lớn nước, đa phần đều ở dạng lỏng như sông hồ, đại dương, nhưng cũng có một số khu vực được bao phủ ở dạng rắn như nước trong sông băng và đất đóng băng, một số tồn tại ở dạng khí, chủ yếu là lượng nước trong bầu khí quyển.

    Nước là nguồn sống và sự sống trên hành tinh của chúng ta không thể thiếu sự hiện diện của nước, các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người chúng ta cũng không thể tách rời khỏi nước, vì vậy con người đã có thói quen sống cạnh những khu vực có nguồn nước từ thời cổ đại. Theo thời gian, lượng tài nguyên nước được con người sử dụng cũng ngày càng tăng.

    Vì sao thấp hơn mực nước biển nhưng lưu vực Turpan lại không hề có những hồ nước lớn? - Ảnh 1.

    Những dòng chảy trên bề mặt Trái Đất là nguồn tài nguyên nước chính của con người, trong đó sông hồ là nguồn cung cấp nước quan trọng nhất, nhưng đối với hồ thì không phát tất cả chúng đều có thể được sử dụng làm nguồn tài nguyên nước cho sự sống của con người.

    Theo tính chất của nước trong hồ, chúng ta có thể chia ra thì hồ nước ngọt và hồ nước mặn.

    Ví dụ, hồ Poyang, hồ Dongting và hồ Taihu đều là những hồ nước ngọt, và nhiều hồ trên cao nguyên Thai Hải - Tây Tạng, như hồ Thanh Hải, Namco và Selinco, v.v. Các hồ đó đều là những hồ nước mặn và không thể được sử dụng làm nguồn nước sinh hoạt.

    Trên thực tế, số lượng hồ ở phía tây bắc Trung Quốc tương đối ít. Có một lưu vực ở phía đông nam Tân Cương gọi là "Lưu vực Turpan". Khu vực này không chỉ nổi tiếng vì nho, mà nó còn sở hữu một độ cao hết sức đặc biệt. Lưu vực này có độ cao 154 mét dưới mực nước biển (thấp hơn mực nước biển 154 mét). Nhưng tại sao với độ cao như vậy lưu vực này lại không có hồ nước lớn nào được hình thành?

    Để trả lời câu hỏi này, trước tiên, hãy xem xét lại định nghĩa về một hồ nước. Hồ là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền. Hồ thường không có diện tích nhất định. Có những hồ rất lớn, diện tích rộng hàng vạn km2 như hồ Victoria ở châu Phi, hồ A-ran ở châu Á, nhưng cũng có những hồ nhỏ chỉ rộng vài trăm m2.

    Vì sao thấp hơn mực nước biển nhưng lưu vực Turpan lại không hề có những hồ nước lớn? - Ảnh 2.

    Địa hình của lưu vực Turpan là loại địa hình của lưu vực, nghĩa là phần đất thấp và trũng sẽ ở giữa, được bao quanh bởi núi hoặc những vùng đất cao. Trên thực tế, đây là một lưu vực liên núi, thuộc lưu vực rạn nứt được hình thành bởi độ dốc đứt gãy. Tổng diện tích của lưu vực Turpan là khoảng 50.000 km2, trong đó diện tích dưới mực nước biển khoảng 4.050 km2 - chủ yếu nằm ở phía tây của lưu vực Turpan. Nói cách khác, lưu vực Turpan có "cấu trúc lưu vực hồ" rất vượt trội. Nếu lưu vực Turpan có thể trữ nước thì chắc chắn rằng hồ nước tại lưu vực này sẽ có một diện tích khổng lồ, khoảng 4.000 km2 và nó sẽ trở thành hồ nước lớn thứ hai của Trung Quốc chỉ sau hồ Thanh Hải.

    Vì sao thấp hơn mực nước biển nhưng lưu vực Turpan lại không hề có những hồ nước lớn? - Ảnh 3.

    Hồ Thanh Hải hay hồ Koko Nor là hồ lớn nhất Trung Quốc, đồng thời là hồ nước mặn lớn thứ hai thế giới. Hồ Thanh Hải cũng là hồ rộng nhất không có hệ thống thoát nước ra ngoài tại Trung Quốc. Người Trung Quốc xưa xếp hồ Thanh Hải là Tây Hải trong Tứ Hải cùng với hồ Baikal, biển Hoa Đông và biển Đông.

    Tuy nhiên, đây chỉ là trên lý thuyết, bởi vì lưu vực Turpan chỉ sở hữu địa hình lý tưởng nhưng lại thiếu đi một điều kiện nữa để hình thành hồ nước lớn, đó là các thủy vực.

    Chúng ta biết rằng nước sẽ chảy từ nơi có địa hình cao xuống nơi có địa hình thấp và lưu vực Turpan có độ cao rất thấp. Nếu có đủ nguồn nước trong khu vực, thì nước sẽ tự nhiên hội tụ vào lưu vực và tạo thành hồ.

    Nhưng có một thực tế đó là việc tìm nước trong lưu vực Turpan là một điều "xa xỉ". Không chỉ riêng lưu vực Turpan mà toàn bộ khu vực Tân Cương đều là vùng đất nằm sâu trong đất liền và cách xa biển, nên rất khó để hơi nước từ đại dương có thể tiến tới khu vực này bởi vậy khí hậu được hình thành ở đây là loại khí hậu ôn đới lục địa với mùa đông lạnh, mùa hè nóng và lượng mưa hàng năm cực kì thấp.

    Vì sao thấp hơn mực nước biển nhưng lưu vực Turpan lại không hề có những hồ nước lớn? - Ảnh 4.

    Lưu vực Turpan kín hơn mặt bằng chung của khu vực Tân Cương do địa hình của lưu vực và lượng mưa hàng năm thưa thớt hơn. Lượng mưa hàng năm chỉ khoảng 16 mm, trong khi đó những khu vực có lượng mưa hàng năm dưới 200 mm được coi là cực kì khô cằn. Nguồn nước trong lưu vực Turpan chủ yếu là từ nước tan chảy của sông băng trên những ngọn núi cao xung quanh nhưng cũng rất hạn chế.

    Hơn nữa, lưu vực Turpan có khả năng bốc hơi hết sức mạnh mẽ, với lượng bốc hơi hàng năm là 3000 mm. Do lượng mưa thấp và bốc hơi mạnh trong lưu vực Turpan và thiếu các thủy vực nên đó là những lý do vì sao không thể hình thành một hồ nước khổng lồ ở đây. Tuy nhiên, ở phần thấp nhất của lưu vực Turpan, một hồ nước được hình thành do sự hội tụ của các nguồn nước. Khu vực này rộng khoảng 150 km2, nhưng giờ nó gần như khô ráo quanh năm.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ