Vũ khí hạt nhân mạnh như thế, nhưng tại sao người ta không dùng để đánh tan các cơn bão?
Ngay lúc này, khi chính phủ đang đưa ra lời cảnh báo về cơn bão Irma tới người dân bang Florida, những người đang đùa giỡn với cơn bão Atlantic mạnh nhất trong lịch sử này. Dùng súng đạn bắn vào cơn bão của mẹ thiên nhiên đúng là một trò đùa oái oăm, tuy nhiên, nếu dùng vũ khí hạt nhân để đánh bão thì sao?
Hầu hết, ai cũng sẽ ngay lập tức nhận ra được rằng, ý tưởng dùng vũ khí hạt nhân để "đánh" một cơn bão là điều "không bình thường" và sẽ gây hậu quả khôn lường. Tuy nhiên, khi mà phương pháp này gần như đã được tính đến, rất nhiều người không thấy đây là một điều vô lý chút nào. Trên thực tế, Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) đã được phỏng vấn về lý do tại sao họ không tấn công bão bằng vũ khí hạt nhân, như họ đã từng đề cập.
Hình ảnh về bão Irma, được xem như cơn bão cấp 5 đang trút xuống bang Florida (Mỹ).
"Ở mỗi mùa bão, lúc nào cũng có một số gợi ý rằng, đơn giản chỉ cần dùng vũ khí hạt nhân để thử và phá hủy các cơn bão", Cơ quan giải thích về các câu hỏi quen thuộc.
"Ngoài một thực tế là hành động này sẽ không làm thay đổi được cơn bão thì cách tiếp cận này vẫn chưa đề cập đến việc chất phóng xạ bị xả ra biển và sẽ nhanh chóng đi theo gió mậu dịch, gây ảnh hưởng đến vùng đất liền, cũng như những hậu quả nghiêm trọng đến môi trường".
"Không cần phải nói, đây không phải là một giải pháp hay ho chút nào".
"Bão Jose đã vượt qua Irma và hiện đang tiến về phía phía đông bắc vào đại dương".
Về cơ bản, bão phóng xạ tồi tệ hơn nhiều so với những cơn bão thông thường. Điều này đã quá rõ ràng, tuy nhiên, có vẻ như những chuyên gia của NOAA đang quá tập trung vào việc "đánh bão" và đã vô tình đẩy vấn đề đi xa hơn. Giả sử những người dân tại bang Texas hay Florida nghĩ rằng việc dùng quạt thổi sẽ không có tác dụng gì, vậy một vụ nổ hạt nhân sẽ làm nên khác biệt?
Xét cho cùng, cơn bão này vẫn "tràn trề" sức mạnh. Như đã dự báo trước đây, những con bão mạnh phát ra lượng điện tích là 1.5 nghìn tỷ Jun/giây, không là gì so với 600 nghìn tỷ Jun/giây mà nó tỏa ra khi hình hành mây và mưa. Nếu giữ nguyên đà này trong 24 giờ, chúng sẽ giải phóng một khối sức mạnh tương đương với 824,914 quả bom nguyên tử "Little Boy".
Theo tính toán của NOAA, các cơn bão có thể tái tạo "sự giải phóng nhiệt tương đương với một quả bom hạt nhân 10 megaton, phát nổ mỗi 20 phút". Điều này có nghĩa, một lần sử dụng vũ khí hạt nhân chẳng là gì để gây ra bất cứ thay đổi nào trong việc chống bão.
Bão là tâm của vùng áp thấp, vì vậy, về lý thuyết, tăng áp suất không khí sẽ làm mất hiệu năng của bão. NOAA ghi nhận rằng, sóng xung kích do đầu đạn hạn nhân phát ra thực sự có thể giải phóng áp lực cao, nhưng không có nghĩa sẽ đủ để đánh dập được một cơn bão mạnh xuống mức nhẹ hơn.
Không chỉ có vậy, sóng cao áp này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, chẳng bao giờ có chuyện một vũ khí hạt nhân đơn lẻ có thể xuyên qua hàng trăm triệu tấn không khí, để "giết" được một cơn bão.
Vậy tại sao, chúng ta không tấn công hạt nhân vào những vùng áp thấp nhiệt đới có nguy cơ chuyển thành bão, nhưng nhẹ hơn? Trên thực tế, chúng ta không thực sự muốn chiếu xạ vào các bề mặt lớn của bầu khí quyển hay lục địa. Không những vậy, tuy chỉ có khoảng 6% của áp thấp đó sẽ chuyển thành bão, chúng vẫn vô cùng "sung sức", đến nỗi các phóng xạ hạt nhân không thể tác động.
Giải pháp này sẽ chẳng có ích gì, trừ khi, trong một trường hợp vụ thể nào đó, ta có thể may mắn thành công trong việc dùng vũ khí hạt nhân để làm dụng cụ đo lường sức mạnh của bão. Nó sẽ hoàn toàn vô dụng trước sự "phẫn nộ" của tự nhiên.
Katia, Irma và Jose (từ trái qua phải) là 3 cơn bão mà NASA đã chụp lại được một cách đáng chú ý.
Quả thật, đối với những nền văn minh, vũ khí hạt nhân là kẻ thù đáng sợ nhưng đối với thiên nhiên, chúng chẳng là gì ngoài một khẩu pháo bắn vào hư không. Nếu thực sự muốn giảm thiểu lượng bão, điều tốt nhất chúng ta có thể làm là đối phó với biến đổi khí hậu. Mặc dù, điều này không hề đơn giản, nhưng ta không thể phủ nhận một thực tế rằng, nước biển ấm lên và sự nóng lên của bầu khí quyển đang trực tiếp dẫn đến tình trạng lượng mưa và lũ lụt trở nên kinh hoàng hơn khi bão ấp tới.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4