Phát biểu tại cuộc họp báo toàn cầu tối 21-6, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết cơ quan này đang chuẩn bị đối phó với sự gia tăng mạnh các bệnh truyền nhiễm liên quan đến muỗi; là nhóm bệnh đang và sẽ còn được thúc đẩy bởi tác động kép của El Nino và biến đổi khí hậu.
- "Mở khóa" chức năng tiết insulin cho dạ dày: Một phương pháp hứa hẹn điều trị tận gốc bệnh tiểu đường
- Anh: Robot phẫu thuật giúp giảm tải bệnh viện
- ChatGPT đánh bại bác sĩ trong bài kiểm tra tư vấn khám bệnh: AI thậm chí còn tỏ ra đồng cảm gấp 10 lần các bác sĩ lạnh lùng
- Cô gái Hà Nội liệt nửa mặt vì tắm đêm: Bác sĩ chuyên khoa thần kinh giải đáp về bệnh và cách phòng tránh
- Vị bác sĩ chế máy thở từ vỏ chai nước lọc, thành công cứu sống bệnh nhi nguy kịch trên chuyến bay xuyên Đại Tây Dương
"Trong năm 2023 và 2024, hiện tượng El Nino có thể làm tăng sự lây truyền bệnh sốt xuất huyết và các loại arbovirus khác như Zika và chikungunya" - ông nói, kèm theo cảnh báo biến đổi khí hậu cũng thúc đẩy muỗi sinh sản và tăng khả năng lây lan của các căn bệnh này.
Arbovirus là nhóm virus gây bệnh thông qua vật chủ trung gian là loài chân đốt như muỗi hay ve, trong đó 3 căn bệnh kể trên là do muỗi lan truyền.
Phun hóa chất diệt muỗi tại một nghĩa trang ở TP Lima - Peru trong đợt dịch sốt xuất huyết năm 2022. Ảnh: REUTERS
TS Tedros lấy ví dụ Peru, nơi đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về đợt bùng phát sốt xuất huyết tồi tệ nhất với gần 150.000 trường hợp nhiễm và nghi nhiễm được báo cáo kể từ đầu năm nay. Con số này gấp đôi cùng kỳ năm ngoái và gấp 4 lần mức trung bình của 5 năm qua, gây áp lực nặng nề lên hệ thống y tế.
Tỉ lệ mắc sốt xuất huyết cũng tăng đáng kể khắp thế giới trong những thập kỷ gần đây, đặc biệt là ở châu Mỹ, với 2,8 triệu ca bệnh và 1.280 ca tử vong vào năm ngoái.
WHO đã thành lập "Sáng kiến Arbovirus toàn cầu" nhằm tăng cường khả năng ngăn ngừa, phát hiện và ứng phó với sự bùng phát của các bệnh này, cũng như khuyến khích các quốc gia tận dụng mô hình đã dùng để ứng phó với COVID-19.
"Nhiều hành động ngăn ngừa sốt xuất huyết cũng đồng thời giúp ngăn ngừa rất nhiều bệnh khác, bao gồm cả hành động vì khí hậu" - Tổng Giám đốc WHO nhấn mạnh.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"