Ô nhiễm không khí giết chết hàng triệu người mỗi năm, nhiều hơn cả con số tử vong do HIV và sốt rét cộng lại.
Nếu bạn nghĩ ô nhiễm không khí chỉ đang ảnh hưởng tới các thành phố của Trung Quốc, bạn đã nhầm. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây vừa ban hành một cảnh báo nói rằng chất lượng không khí đã trở thành “trường hợp khẩn cấp về sức khỏe” trên toàn cầu. Nó giết chết hàng triệu người mỗi năm, nhiều hơn cả con số tử vong do HIV và sốt rét cộng lại. Ô nhiễm cũng sẽ khiến kinh tế các quốc gia bị ảnh hưởng, tiêu tốn một lượng lớn tiền cho y tế cộng đồng, hoạt động theo dõi và khắc phục tình trạng chất lượng không khí.
Ô nhiễm không khí đang khiến 7 triệu người tử vong mỗi năm
Chỉ mới vài ngày đầu năm 2016, các dữ liệu báo cáo về chất lượng không khí tại London đã cho thấy ô nhiễm ở đây vượt qua vạch giới hạn. Điều này ngay lập tức được gán trách nhiệm cho chính phủ của thủ tướng David Cameron. Sau một tuần, ông phải lập tức thông qua kế hoạch làm sạch không khí của Vương Quốc Anh đã trì hoãn suốt 10 năm.
Theo số liệu mới nhất cho thấy hàng năm, ở Anh có 29.000 người chết do ô nhiễm bụi và tiếp xúc lâu dài với khí Nitơ oxit thải ra từ động cơ diesel. Con số này trên toàn cầu lên tới 7 triệu người, nhiều hơn cả các ca tử vong do sốt rét và HIV cộng lại. Ô nhiễm không khí trên toàn thế giới cũng có thể đến từ nhiều nguyên nhân kết hợp, bao gồm: khí thải phương tiện giao thông, bếp đun nấu, bụi xây dựng... Chúng gia tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ.
Trước thực trạng này, tổ chức Y tế thế giới đã lên tiếng cảnh báo tình trạng chất lượng không khí giảm sút ở hơn 2.000 thành phố. Điều này liên quan chặt chẽ tới việc gia tăng dân số, sự bùng nổ của phương tiện giao thông cá nhân và đốt nhiên liệu hóa thạch.
New Delhi, thủ đô của Ấn Độ là thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề nhất cho vấn đề này. Với 25 triệu dân, Delhi đứng đầu danh sách ô nhiễm với trung bình 153 microgam bụi mỗi mét khối khí. Trong khi đó, giới hạn an toàn cho phép tại Châu Âu chỉ là 25 microgam trên một mét khối.
Gia tăng dân số và bùng nổ phương tiện cá nhân liên quan chặt chẽ tới chất lượng không khí
Ô nhiễm không khí dường như đang tập trung nhiều ở Châu Á. Dữ liệu của WHO cho thấy đỉnh điểm ô nhiễm không khí ở nhiều thành phố vượt xa rất nhiều mức báo động. Điển hình, sương mù Bắc Kinh có thể được nhìn thấy từ ngoài vũ trụ. Con số lên đến 291 microgam bụi mỗi mét khối so với Delhi là 377 microgam.
Mặc dù các dữ liệu trên đã đủ để WHO cảnh báo tình trạng báo động toàn cầu, nó còn chưa bao gồm các quốc gia ở Châu Phi. Nhiều thành phố ở đây được dự báo là sẽ phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm không khí cực kì nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc không có một thống kê đầy đủ được tiến hành ở đây khiến việc định lượng vấn đề Châu Phi phải đối mặt rất khó khăn.
Trong khi đó, tất cả các quốc gia trên thế giới đều sẽ phải quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe và y tế cộng đồng vì ô nhiễm không khí. Nó sẽ khiến chi tiêu gia tăng, tác động đến nền kinh tế. WHO ước tính Châu Âu sẽ phải chi thêm 1.600 nghìn tỷ USD cho hệ thống y tế so với năm 2010.
Có thể thấy rằng ô nhiễm không khí đang đặt ra những bài toán khó cho tất cả các chính trị gia. Họ đang nỗ lực hành động với các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia cũng bắt đầu tập trung đầu tư vào khai thác năng lượng sạch. Biện pháp này có thể giúp giảm ô nhiễm không khí từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, đồng thời cũng giảm nhẹ tác động biến đổi khí hậu.
Tham khảo Iflscience
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI