"Xào" lại ảnh của người khác, nhiếp ảnh gia chiến trường rởm đã đánh lừa cả thế giới như thế nào?

    Hieu.D,  

    Tưởng rằng những bức ảnh tại các vùng chiến sự đều do chính nhiếp ảnh gia 32 tuổi hi sinh và lăn xả thân mình để chụp lại, thế nhưng hóa ra tất cả đều là sự lừa đảo, khi thực chất các bức ảnh này đều đã bị anh ta ăn cắp sau đó chỉnh sửa và cắt ghép rồi biến thành của riêng mình.

    Gần đây, người dùng mạng và những ai quan tâm đến các vùng chiến sự đã rất ngưỡng mộ và tỏ ra khâm phục đối với Ecuardo Martins, một “nhiếp ảnh gia” hoạt động tại các vùng chiến sự, hi sinh thân mình để đem lại các bức ảnh đẹp và chân thực. Thế nhưng thực tế đây đều là những bức ảnh ăn cắp. Sự việc đã được BBC Brasil điều tra và phanh phui sự thật khiến ai cũng phải phẫn nộ.

     Bức ảnh chụp lại trang instagram cá nhân của nhiếp ảnh gia cực đẹp trai, tài năng và tốt bụng Ecuador Martins khi mới có gần 60.000 follower

    Bức ảnh chụp lại trang instagram cá nhân của "nhiếp ảnh gia" cực đẹp trai, tài năng và tốt bụng Ecuador Martins khi mới có gần 60.000 follower

    Cụ thể trước kia, Ecuardo Martins chia sẻ mình đã bị hành hạ và ngược đãi khi còn nhỏ, sau đó còn mắc bệnh bạch cầu, để rồi sau này, bằng sự cố gắng và nghị lực bản thân, anh đã vươn lên và trở thành một nhiếp ảnh gia đầy kinh nghiệm làm việc cho Liên Hợp Quốc, giúp đỡ những người khốn khổ ở những vùng chiến sự nguy hiểm nhất thế giới.

    Câu chuyện này thực sự cảm động và lay động hàng ngàn người. Hơn nữa, các bức ảnh của anh đã xuất hiện trên một số báo uy tín trên thế giới như Le Monde, The Telegraph, Getty Images, BBC Brasil và thậm chí cả nhật báo Wall Street Journal.

    Ngoài công việc tại Mosul ở Iraq, Sirya và dải Gaza, Ecuardo Martins còn rất thích lướt sóng. Anh đã chia sẻ rất nhiều ảnh về cuộc sống và công việc của mình lên mạng xã hội. Cùng với vẻ ngoài đẹp trai của mình (cũng là ăn cắp nốt), anh chàng này đã trở thành một ngôi sao trên instagram với hơn 130.000 follower.

     Ecuador Martins chia sẻ công việc và cuộc sống của mình trên một bài báo vào cuối năm 2016, ai cũng tin đây là một câu chuyện thật và cảm động, nhưng thực chất chỉ toàn là lừa đảo

    Ecuador Martins chia sẻ công việc và cuộc sống của mình trên một bài báo vào cuối năm 2016, ai cũng tin đây là một câu chuyện thật và cảm động, nhưng thực chất chỉ toàn là lừa đảo

    Thế nhưng, tất cả những điều trên đều là lừa đảo, và sự thật không hề tồn tại một “nhiếp ảnh gia” mang tên Ecuardo Martins như nhiều người vẫn tưởng.

    Năm 2016, đã có một phóng sự riêng về Ecuardo Martins. Sau đó, năm 2017 BBC Brasil đã cho đăng một bài phỏng vấn Martins vào tháng 7 vừa qua và vô tình phát hiện được những bức ảnh và các sản phẩm của Martins đều là sản phẩm ăn cắp bằng một cuộc điều tra của phóng viên Natasha Riberio. Kết quả là cả giới nhiếp ảnh của Brasil và trên toàn thế giới đều phẫn nộ và tức giận với hành động lừa đảo của anh nhiếp ảnh gia rởm.

    Đầu tiên, Natasha Riberio sau khi thấy nghi ngờ đã đi sâu vào điều tra về cuộc sống và công việc về anh “nhiếp ảnh gia” này, cuối cùng cô tìm ra rằng không một người nào đã từng gặp và làm việc với anh ta. Thậm chí không một người phóng viên đến từ Brasil nào tại Iraq, nơi Martins làm việc, từng gặp anh, cũng như không một cơ quan cũng như các tổ chức phi chính phủ nào từng làm việc với Martins.

     Những bức ảnh bị ăn cắp và cắt ghép, lật chiều, photoshop một cách trắng trợn để tránh khỏi bị tìm ra bản gốc

    Những bức ảnh bị ăn cắp và cắt ghép, lật chiều, photoshop một cách trắng trợn để tránh khỏi bị tìm ra bản gốc

    Điều tra cho thấy, các bức ảnh của Ecuador Martins đều là những bức ảnh lấy của nhiếp ảnh gia chân chính người Mỹ Daniel C. Britt và một số nhiếp ảnh gia khác. Martins đã dùng thủ đoạn xoay, lật, cắt để khó thể tìm được ảnh gốc. Martins còn tự tạo nên những mẩu chuyện giả tạo và các bài báo giả được thêu dệt để đính kèm theo khi gửi tin cho các tờ báo lớn nhằm tạo độ tin cậy và được duyệt bài.

     Ngay cả những hình ảnh đi thực địa hiện trường tại những khu vực chiến tranh của đều là giả

    Ngay cả những hình ảnh đi thực địa hiện trường tại những khu vực chiến tranh của đều là giả

     Ecuadors Martins thực chất chỉ là một cái tên, ngay cả khuôn mặt của anh ta cũng bị đánh cắp...

    Ecuadors Martins thực chất chỉ là một cái tên, ngay cả khuôn mặt của anh ta cũng bị đánh cắp...

    Kỳ dị hơn nữa, ảnh khuôn mặt trên instagram của Ecuador Martins lại… không phải là Ecuador Martins mà thực chất là của một blogger lướt sóng người Anh tên là Max Hepworth-Povey. Ảnh có mặt của anh blogger xấu số này đã được photoshop lại vào vùng chiến sự và trở thành Ecuador Martins mà nhiều người vẫn thấy.

     ...từ một blogger lướt sóng tại Anh tên là Max Hepworth-Povey

    ...từ một blogger lướt sóng tại Anh tên là Max Hepworth-Povey

     Thật tội nghiệp cho anh chàng blogger, khi đến cả ảnh của mình từ tận năm 2012 cũng bị kẻ xấu đánh cắp để đem ra photoshop vào ảnh trên chiến trường

    Thật tội nghiệp cho anh chàng blogger, khi đến cả ảnh của mình từ tận năm 2012 cũng bị kẻ xấu đánh cắp để đem ra photoshop vào ảnh trên chiến trường

    Martins đã từng đưa tin và ảnh về cuộc chiến với nhóm Peshmerga, thế nhưng 2 phóng viên người Brazil khác làm việc tại đây cũng chưa hề gặp mặt anh ta. Adrian Edwards, người phụ trách cơ quan báo chí của Liên Hợp Quốc cũng không hề tìm thấy một ghi chép nào về Martins đã từng làm việc tại đây.

    Sau đó, điều tra còn tìm ra việc Martins đã lợi dụng 6 người phụ nữ trẻ đẹp thông qua mạng xã hội để chuyển các thông tin cho các nhà báo khác, và cả 6 người phụ nữ trên đều chưa từng gặp Martins.

     Ecuador Martins cũng kiếm lợi bất chính từ những bức ảnh ăn cắp bản quyền, khi đem bán chúng với giá lên đến 575 USD trên các trang như GettyImage

    Ecuador Martins cũng kiếm lợi bất chính từ những bức ảnh ăn cắp bản quyền, khi đem bán chúng với giá lên đến 575 USD trên các trang như GettyImage

    Sau khi bị lộ, Martins đã chạy trốn trước thềm diễn ra triển lãm nổi tiếng ở São Paulo dự định trưng bày một số ảnh chiến sự của anh. Một nhiếp ảnh gia kỳ cựu và là ban tổ chức đã liên hệ với Martins nhưng đã một tuần không có hồi âm, ông cũng yêu cầu Martin phải chứng minh tính xác thực về những bức ảnh của anh. Cuối cùng, Martins đã xóa ngay tài khoản Instagram của mình và gửi tin nhắn WhatsApp cuối cùng trước khi biến mất hoàn toàn.

    Tin nhắn nói: “Tôi đang ở Úc rồi, tôi quyết định sẽ lái xe Van đi khắp thế giới. Tôi sẽ cắt đứt tất cả liên lạc, bao gồm cả internet và instagram. Cảm ơn, tôi cũng xóa ứng dụng này luôn đây”. Các tác phẩm của Martins sau đó cũng bị điều tra và gỡ xuống khỏi một số tờ báo uy tín.

    Hành động của Ecuador Martins khiến ai cũng phải phẫn nộ, khi bỗng nhiên những thứ bị ăn cắp và chỉnh sửa lại trở nên nổi tiếng và được yêu thích. Nhưng dù sao cũng rất may mắn khi đã có người phát hiện và lật tẩy được thủ đoạn tinh vi của tên nhiếp ảnh gia rởm này.

    Tham khảo Huff Post/Daily Mail Online

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ