Xây cầu khổng lồ với 5.200 trụ đỡ, chi phí khủng 164 nghìn tỷ, Trung Quốc khiến thế giới ngỡ ngàng với công trình vượt biển độc đáo
Công trình cầu vượt biển này chính là minh chứng cho sự phát triển vượt bật của ngành xây dựng Trung Quốc
Trung Quốc là một trong những quốc gia có ngành xây dựng phát triển hàng đầu thế giới. Đất nước này đã xây dựng nên hệ thống công trình khổng lồ và đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế. Đặc biệt, cầu đường của Trung Quốc luôn khiến thế giới ngỡ ngàng bởi có quy mô khổng lồ với công nghệ lắp đặt hiện đại.
Một trong những công trình cầu đường nổi tiếng hàng đầu Trung Quốc không thể không nhắc đến cầu vịnh Giao Châu, hay còn gọi là cầu Haiwan Thanh Đảo.
Cây cầu này có tổng chiều dài lên tới 41,58 km, rộng 33,5 mét và có 6 làn xe. Nó từng nắm giữ danh hiệu cầu vượt biển dài nhất thế giới. Cầu có 5.200 trụ đỡ và sử dụng 450.000 tấn thép để xây dựng. Các chuyên gia cho rằng, cây cầu được thiết kế để chịu được động đất, bão và thậm chí là tác động lực của tàu 300.000 tấn.
Được biết, nhờ đội ngũ khoảng 20.000 nhân công lành nghề, cầu Haiwan Thanh Đảo được xây dựng từ năm 2007 và chỉ mất 4 năm để hoàn thiện. Nhờ công trình này, người dân có thể giảm thời gian đi lại giữa Thanh Đảo và Hoàng Đảo từ 20-30 phút.
Cây cầu có 5.200 trụ đỡ và sử dụng 450.000 tấn thép để xây dựng. Các chuyên gia cho rằng, cây cầu được thiết kế để chịu được động đất, bão và thậm chí là tác động lực của tàu 300.000 tấn. Theo Daily Mail, cầu Haiwan Thanh Đảo có mức đầu tư lên tới 5,5 tỷ bảng Anh (tương đương khoảng 164 nghìn tỷ đồng).
Tổng hợp
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI