Có vẻ như khi quyết định làm các sản phẩm "ăn theo" với giá rẻ, chính CEO Lei Jun cũng chưa lường trước được những khó khăn này.
Xiaomi hiện đang chứng tỏ mình là một thế lực thực sự đối với ngành công nghiệp sản xuất di động trên toàn thế giới. Và lẽ dĩ nhiên, khi bạn có tiềm lực thì bạn sẽ muốn mở rộng và phát triển hơn nữa. Thế nhưng vấn đề này đối với Xiaomi lại không hề dễ dàng như vậy. Mặc dù đã tuyên bố sẽ mở rộng thị trường ra một loạt khu vực lớn trong năm 2015, Xiaomi lại đang đứng trước một thách thức thực sự mang tên Bằng sáng chế.
Nói lại về chiến lược sản phẩm của Xiaomi, chúng ta sẽ hiểu tại sao họ lại gặp rắc rối với vấn đề này. Những chiếc điện thoại của Xiaomi nổi tiếng là mạnh mẽ, giá rẻ, thế nhưng thiết kế lại mang tiếng là ... ăn theo của các nhà sản xuất khác (mà rõ ràng nhất là Apple). Vậy nên mỗi khi "đem chuông đi đánh xứ người", Xiaomi luôn phải gặp sự cạnh tranh ... hợp pháp của các nhà sản xuất khác trên mặt trận pháp lý, nơi những kẻ sở hữu bằng sáng chế là những người nắm giữ sức mạnh.
Tất nhiên Xiaomi cũng không phải là không làm gì để giải quyết thực trạng này. Trong năm 2014, CEO Lei Jun cho biết họ đã sơ hữu đến 2.318 bằng sáng chế trong tay, và con số này sẽ còn tăng lên hàng chục ngàn trong năm tới. Thế nhưng con số này vẫn là rất nhỏ bé nếu so với các đối thủ của họ trên thế giới. Để so sánh, chúng ta cần biết là Samsung hiện đang sở hữu 11.877 bằng sáng chế ngay tại Trung Quốc - sân nhà của Xiaomi. Vậy nên sẽ chẳng có gì khó hiểu nếu Xiaomi bất ngờ bị kiện ở một thị trường khác, nơi các hãng di động vốn đã "thủ sẵn" các bằng sáng chế chiến lược trong tay của họ.
Đây chẳng phải chỉ là lời cảnh báo suông dành cho Xiaomi. Trong năm vừa qua, họ đã bị Ericsson kiện tại toà án tối cao Delhi, Ấn Độ vì cho rằng vi phạm bản quyền của họ trên các sản phẩm di động. Hậu quả là gần như ngay lập tức toà án đã ra lệnh cấm bán đối với tất cả các sản phẩm di động của Xiaomi trên thị trường này. Thật may là họ vẫn còn một cánh của nhỏ khi những sản phẩm sử dụng chip Qualcomm không nằm trong danh sách bị cấm, vậy nên họ vẫn cán mốc doanh số 1 triệu máy tại Ấn Độ, dù cho vẫn đang nằm trong lệnh cấm bán.
Các cuộc chiến về bằng sáng chế không phải là mới trên thị trường di động. Nhiều năm qua, chúng ta đã được chứng kiến rất nhiều cuộc "sát phạt" lẫn nhau của các ông lớn nhằm ngăn không cho đối thủ bán ra các sản phẩm trên nhiều thị trường. Những cái tên "dây dưa" vào danh sách này hầu như có đủ tất cả các ông lớn: Từ Apple, Samsung, Google, Sony, Motorola, Microsoft, ... cho đến cả những cái tên vô danh nhưng nắm trong tay hàng ngàn bằng sáng chế như Unwired Planet chẳng hạn.
Và "kẻ thù" của Xiaomi là tất cả những cái tên kể trên. Dù là ở thị trường nào, họ cũng rất dễ trở thành đối tượng kiện tụng của các nhá sản xuất khác. Thực ra điều này cũng không có gì lạ, bởi ngay cả khi các hãng lớn đã đạt được các thoả thuận với nhau trong việc sử dụng các bằng sáng chế hợp lý, họ vẫn là đối tượng để những kẻ thích "phá hoại" để kiếm lợi ích như Unwired Planet ra tay. Bằng cách này hay cách khác, những công ty như Unwired Planet đang sở hữu hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn bằng sáng chế khác nhau, để rồi thi thoảng họ lại ... đi kiện để đòi bồi thường. Thậm chí Google đã phải đề nghị các nhà chức trách điều tra về hiện tượng mới này.
Quay lại với câu chuyện, những gì mà Xiaomi đang đối mặt hiện nay được người ta ví là không khác gì với HTC trong 5 năm trước. Ở thời điểm đó, HTC là cái tên sản xuất smartphone có tiếng bậc nhất với rất nhiều sản phẩm đình đám trên thị trường. Và để thuận lợi tiêu thụ các sản phẩm của mình, HTC phải trả một khoản phí không hề nhỏ cho các nhà sản xuất hệ điều hành. Cụ thể là họ đã phải trả cho Microsoft hàng trăm triệu USD để có thể có bản quyền sản xuất những chiếc Windows Phone. Nếu xét về phương diện uy tín, HTC rõ ràng đã chơi đúng luật. Thế nhưng nếu xét về phương diện kinh tế, HTC có lẽ đã phải tiếc nuối rất nhiều khi cũng trong khoảng thời gian đó, Motorola cũng sản xuất smartphone chạy Windows Phone mà không xin phép Microsoft. Tất nhiên là ngay lập tức họ bị kiện, thế nhưng thay vì mất hàng trăm triệu USD để được mang mác "chơi đẹp" như HTC, Motorola chỉ mất vỏn vẹn ... 14 triệu USD để trả phí bồi thường cho Microsoft theo yêu cầu của bồi thẩm đoàn.
Vậy nên, câu hỏi dành cho Xiaomi hiện nay là: họ sẽ làm gì để đối phó với rào cản mang tên Bằng sáng chế này. Chắc chắn họ sẽ không thể nào mua gọn được một lượng lớn các bằng sáng chế như các đối thủ, thế nhưng liệu họ sẽ lựa chọn trả phí cho bằng sáng chế (chắc chắn sẽ làm tăng chi phí sản phẩm) hay "chây ì" như cái cách mà Motorala đã từng làm 5 năm trước? Dù là cách nào thì nó cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chiến lược phát triển của họ trong năm tới. Thật may là họ đã được tăng vốn đầu tư lên đến 45 tỷ USD trong năm vừa rồi, vậy nên nếu chọn cách đối đầu, chắc chắn CEO Lei Jun sẽ có kha khá tiền để theo đuổi các vụ kiện tốn tiền, tốn của của các đối thủ cạnh tranh.
Theo: Forbes
>>1 tỷ smartphone Android bán ra trong năm 2014, ai bảo Android hết thời
NỔI BẬT TRANG CHỦ
ChatGPT Search ra mắt, Google sắp hết thời?
Tính năng tìm kiếm mới cho phép ChatGPT cập nhật các thông tin như thời tiết, chứng khoán, thể thao một cách tức thời.
Samsung đang phát triển Galaxy S25 "Slim" đối đầu iPhone 17 Air