(NLĐO) - Việc phát hiện loài "thủy quái" mới này một lần nữa khẳng định sự đa dạng và bí ẩn của hệ sinh thái ở Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình).
- Mê cung Minoan 4.000 năm tuổi được khai quật trên đảo Crete gợi lại truyền thuyết về Minotaur
- Điều gì xảy ra nếu thế giới gặp phải 'đại dịch nấm' như trong phim The Last of Us?
- Đáp án bất ngờ cho thắc mắc: liệu “xì hơi” có khiến không khí xung quanh ô nhiễm
- Royal Enfield Guerrilla 450: Sứ giả mới cho phân khúc nakedbike 450cc
- Có bao nhiêu thủy ngân trong Lăng Tần Thủy Hoàng?
Ngày 17-6, ông Nguyễn Văn Long - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình cho biết đơn vị này vừa gửi hình ảnh loài sinh vật lạ chưa từng thấy ra Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam - để tham khảo ý kiến từ các nhà khoa học.
Theo đó, ông Lê Lưu Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Jungle Boss (thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch) đã có báo cáo bằng văn bản gửi Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình về hình ảnh về một loài sinh vật lạ chưa từng thấy xuất hiện trong một hang động tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Loài sinh vật lạ được mệnh danh là "thủy quái" bên trong hang Hùng - một hang động thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt ở khu vực Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Theo nhóm thám hiểm, loài sinh vật này được phát hiện nằm rải rác trên bề mặt thạch nhũ trong hang Hùng, cách cửa hang khoảng 300 mét. Có thể đây là một loài sinh vật mới ở vùng lõi Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Loài sinh vật này có hình dạng độc đáo và chưa từng được ghi nhận trước đây. Nó được mô tả có kích thước nhỏ, thân hình mềm mại, và có các đặc điểm ngoại hình giống như sự kết hợp giữa cá và sinh vật lưỡng cư. Điều đặc biệt là loài sinh vật này sống hoàn toàn trong nước, ở các hồ ngầm sâu bên trong hang động.
Quan sát bằng mắt thường, loài sinh vật này có thân chính màu trắng đục, gồm nhiều nhánh xòe lên từ gốc giống với loài sao biển. Các nhánh xòe ra nhiều phía, chiều dài khoảng vài centimet. Bên trên là phần thân phụ gồm nhiều sợi tua cao khoảng một gang tay. Sợi tua này có màu trắng và có thể co giãn.
Trong khoảng diện tích lòng hang vài chục mét vuông, nhóm thám hiểm tìm thấy được khoảng 40-50 sinh vật "thủy quái" này mọc rải rác.
Đặc biệt, khu vực vùng lõi của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có nhiều hang động, nhưng nhóm thám hiểm chỉ phát hiện loài sinh vật này duy nhất trong hang Hùng.
Theo ông Nguyễn Văn Long, Phong Nha-Kẻ Bàng ở Quảng Bình nổi tiếng với hệ thống hang động phức tạp đã nhiều lần gây ngạc nhiên cho khoa học với các phát hiện địa chất và sinh học độc đáo. Để xác định loài động vật lạ lùng này, ông đã gửi những hình ảnh loài sinh vật này đến các chuyên gia đầu ngành về sinh vật học để tham khảo ý kiến nhưng đến giờ vẫn chưa có thông tin.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming