YouTube siết chặt thêm thòng lọng, tài khoản Premium giá rẻ mua qua VPN cũng có thể bị hủy
Giờ đây ngay cả người dùng tìm cách lách luật để đăng ký YouTube qua VPN cũng sẽ bị "sờ gáy", thậm chí có thể bị hủy cả tài khoản.
- Khổ như làm KOL mạng: Vỡ mộng làm giàu bằng TikTok, YouTube, có người chẳng đủ tiền thuê nhà, thu nhập không bằng lao động bình dân
- MV ca khúc thiếu nhi Việt đạt 1 tỷ lượt xem trên Youtube, bỏ xa thành tích nhiều sao hạng A: Dân mạng gật gù công nhận "còn đẻ là còn tăng view"!
- YouTube quyết tâm 'trấn áp', trình chặn quảng cáo sắp hết thời?
- Instagram 'bắt chước' YouTube, thử nghiệm tính năng người dùng cực ghét
- Google phản hồi mập mờ vụ ‘skip’ toàn bộ video YouTube khi có chặn quảng cáo, người dùng chẳng biết lỗi do ai
Trong một động thái mới, YouTube thêm một lần nữa cho thấy họ đang nỗ lực vắt kiệt nguồn thu từ người dùng internet như thế nào. Nền tảng video trực tuyến khổng lồ này cho biết họ đang tiến hành truy quét các thuê bao Premium (các thuê bao trả phí) sử dụng VPN để mua gói dịch vụ giá rẻ từ các quốc gia khác.
Trong tuần vừa qua, một số người dùng Reddit cho biết họ rất bối rối và thất vọng khi gói YouTube Premium của họ bất ngờ bị đình chỉ vì trước đó họ đã sử dụng VPN để mua gói cước này thông qua một quốc gia khác trên thế giới.
Mặc dù VPN thường được sử dụng để bảo vệ quyền riêng tư và ngăn chặn tấn công mạng, nhưng công cụ này cũng cho phép người dùng ẩn địa chỉ IP và giả mạo vị trí địa lý. Điều này tạo cơ hội cho người dùng tiếp cận gói Premium với giá thấp hơn đáng kể so với quốc gia cư trú. Ví dụ, ở một số khu vực, giá đăng ký có thể rẻ hơn tới 90% so với mức giá tại Mỹ.
Ví dụ, tại Mỹ một thuê bao YouTube Premium gói một người dùng có giá 13,99 USD trong khi đó, nếu dùng VPN để chuyển vùng sang Ukraine để mua, người dùng có thể chỉ phải trả khoảng 2,5 USD cho gói tương đương. Tuy vậy, người dùng sẽ phải sử dụng các loại thẻ thanh toán quốc tế để thực hiện được giao dịch này.
Công ty cũng xác nhận với TechCrunch rằng họ có thể phát hiện thuê bao nào đó đang giả mạo quốc gia đăng ký và hệ thống sẽ nhắc nhở người dùng cập nhật thông tin thanh toán của họ.
Phát ngôn viên YouTube khẳng định: "Để đảm bảo cung cấp các gói và ưu đãi chính xác nhất, chúng tôi có hệ thống xác định quốc gia của người dùng. Khi phát hiện sự không khớp giữa quốc gia đăng ký và nơi truy cập, chúng tôi yêu cầu thành viên cập nhật thông tin thanh toán theo quốc gia cư trú hiện tại."
Ngoài ra, một đại lý của Google đã nói với PCMag rằng YouTube đã "bắt đầu hủy gói thuê bao đối với các tài khoản được xác định là có thông tin quốc gia đăng ký giả mạo". Người đại diện cũng cho biết làn sóng hủy tài khoản đã bắt đầu gần đây và những người dùng vi phạm quy tắc sẽ nhận được email và thông báo trong ứng dụng rằng gói của họ đã bị hủy. Tuy vậy YouTube phủ nhận việc này.
Chiến dịch này diễn ra một năm sau khi YouTube tăng giá gói Premium tại Mỹ từ 12 lên 14 USD/tháng cho cá nhân. Hiện tại, gói Gia đình có giá 22,99 USD/tháng, bao gồm các tính năng như phát không quảng cáo, YouTube Music, phát trong nền và ngoại tuyến cho tối đa 6 người dùng. Mặc dù Google chưa đưa ra tuyên bố chính thức, nhưng động thái này được xem là nỗ lực của công ty nhằm bịt các lỗ hổng trong chính sách giá.
Với tình hình hiện tại, người dùng YouTube Premium đang đứng trước lựa chọn khó khăn: hoặc chấp nhận mức giá cao hơn tại quốc gia cư trú, hoặc đối mặt với nguy cơ mất quyền truy cập vào dịch vụ cao cấp mà họ đã quen thuộc. Động thái này của YouTube không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng mà còn đặt ra câu hỏi về tính công bằng trong việc định giá dịch vụ trên các nền tảng số toàn cầu.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI