10 siêu năng lực phi thường nhất thế giới lại được sở hữu bởi các loài động vật ít người nghĩ đến

    NPQM,  

    Không thể coi thường những gì vương quốc động vật tự nhiên làm được cả.

    Siêu anh hùng và những kẻ phản diện nổi tiếng trong phim và truyện thường sở hữu cho riêng mình một siêu năng lực nào đó để có thể hỗ trợ thực hiện những nhiệm vụ phi thường, như sức mạnh siêu phàm, khả năng hồi phục nhanh chóng hoặc thậm chí kiểm soát tự nhiên... Thông thường, sức mạnh của họ có tiểu sử từ những lý do như gen di truyền của bố mẹ hoặc bị ảnh hưởng bởi những tác nhân phóng xạ.

    Tuy nhiên, thế giới động vật nói chung cũng xuất hiện rất nhiều những loài vật có khả năng tương tự dù không hề bước ra từ những trang truyện hấp dẫn. Thay vì có một câu chuyện riêng về mình, chúng đơn giản chỉ là một bước tất yếu trong quá trình sinh tồn và tiến hóa theo thuyết Darwin: "Chỉ kẻ mạnh mới có thể sống sót".

    Bên cạnh đó, chúng cũng giúp các nhà khoa học rất nhiều trong việc nghiên cứu và phân tích những khía cạnh phi thường này, nhờ đó có thể ứng dụng phần nào vào cuộc sống của con người. Và ai biết được đấy, liệu một ngày nào đó những siêu năng lực trên có thể xuất hiện ngay chính ở cơ thể con người nữa cũng chưa biết chừng.


    1. Tôm bọ ngựa - Nắm đấm thép

    Tôm bọ ngựa là loài giáp xác có vẻ ngoài khá ưa nhìn với lớp vỏ nhiều màu sắc sặc sỡ và đôi mắt với hình dạng độc đáo. Từ ánh nhìn đầu tiên, chúng như thể một món ăn hấp dẫn sẽ được chế biến trong các nhà hàng hải sản. Thế nhưng, trải qua nhiều thế hệ phát triển, tôm bọ ngựa đã tiến hóa trở thành một trong những tay thợ săn cừ khôi nhất trong số những loài có cùng kích thước. Mắt của chúng chứa 16 loại tế báo tiếp nhận ánh sáng, cho phép chúng nhìn được cả tia UV, sóng ánh sáng màu mà mắt người không thể thấy được, hơn nữa còn có thể điều khiển 2 mắt nhìn theo 2 hướng độc lập với nhau.

    Một cú đấm của tôm bọ ngựa có tốc độ và cường độ tương đương viên đạn 0,22mm, với độ cứng của móng vuốt cũng rất đáng nể, dành riêng cho những lúc chiến đấu. Tốc độ đó cao đến nỗi làm nước xung quanh móng bị nóng sôi lên, đồng thời dễ dàng xuyên qua lớp vỏ cứng của các loài thủy sinh vật khác.


    2. Mực nang - Thôi miên

    Mực nang cũng xứng đáng được mệnh danh là sát thủ đáng gờm vì khả năng của chúng cho phép tạo ra một luồng sáng đặc biệt mà khiến cho những loài cá/giáp xác nhỏ khác bị hấp dẫn hoàn toàn, để rồi trở thành con mồi ngon cho chúng.

    Nguyên nhân tại sao chúng là được điều này là do lớp vỏ tế bào sắc tố bên dưới da mực nang phản chiếu và tỏa ra ánh sáng từ nguồn khác. Kết cấu da cũng có thể được kiểm soát và điều chỉnh để tạo ra nhiều hiệu ứng ánh sáng khác nhau.

    Một khi đã bị nhắm mục tiêu, mực nang liên tục phát ra luồng sáng đó, khiến con mồi như bị thôi miên tiến đến gần và chỉ chờ bị cuốn chặt bởi các xúc tu.


    3. Cầm điểu - Nhại giọng

    Nhờ có thanh quản có cấu trúc đặc biệt, cầm điểu có thể mô phỏng lại hầu hết những âm thanh nó nghe được, kể cả là nhân tạo như tiếng cưa, súng laser bắn hay màn trập máy ảnh... Nó được sử dụng như một công cụ vừa để đe dọa và cũng đánh lạc hướng kẻ thù.

    Loài cầm điểu này sống tại Australia, ở dãy núi Great Dividing và rừng nhiệt đới gần biên giới Queensland và New South Wales.


    4. Chuột chũi trần - Kháng ung thư

    Tuy xấu xí nhưng chuột chũi trần lại là một trong những loài vật sở hữu khả năng phi thường mơ ước bậc nhất của con người. Tới từ châu Phi, chuột chũi trần là họ động vật không lông sống trong những kết cấu tổ giống của côn trùng, kiểm soát bởi một con đầu đàn.

    Đặc biệt, các nhà khoa học đã bất ngờ khi tìm ra rằng chuột chũi trần hoàn toàn miễn dịch với ung thư, vì họ chưa bao giờ thấy một dấu hiệu nào của căn bệnh này trong tất cả những hang ổ và đàn chuột nào tính đến nay.


    5. Chim ruồi - Siêu tần số

    Với một tốc độ trao đổi chất trong cơ thể độc nhất vô nhị, chim ruồi có thể đập cánh nhanh đến mức 80 lần/giây, bay theo mọi hướng nó thích, kể cả ngược xuống dưới hay bay lùi. Nhịp tim của chim ruồi ở mức khoảng 1260 nhịp/giây và tốc độ hút mật cũng rất đáng nể: 13 lần hút/giây.

    Hơn nữa, chẳng có loài nào khác có thể tự bay đứng yên ở 1 chỗ như chim ruồi, do chúng có thể đập cánh theo hình số 8. Tốc độ của chim ruồi đạt mức cực điểm ở 11 m/s khi đang bay. Nhịp thở khi nghỉ là 250 lần/phút.


    6. Bọ gấu nước - Không thể phá hủy

    Mang tên lạ lùng như vậy vì chúng có vẻ ngoài giống loài gấu, và là loài sinh vật "cứng rắn" nhất trong thế giới động vật, chịu đựng được những khắc nghiệt có khả năng quét sạch cả một hệ sinh thái trên Trái Đất. Nhiệt độ âm cũng chỉ là chuyện đơn giản với chúng - điều mà lẽ ra các loài động vật khác đã ngừng trao đổi chất và giảm sự thoát hơi nước qua da xuống mức thấp nhất.

    Được biết, bọ gấu nước có thể sống sót trong điều kiện chân không trong 10 ngày liên tiếp và sau đó chỉ cần xúc tác 1 chút là lại khỏe mạnh bình thường.


    7. Bọ hung cánh cứng - Hulk

    Không hổ danh là động vật khỏe nhất thế giới, nếu tính theo tỷ lệ, chúng hoàn toàn nâng được vật lớn gấp 1.141 lần so với cơ thể mình. Nếu xét trên cơ thể con người, chúng ta sẽ nâng được khối lượng tương đương 80 tấn.

    Các nhà khoa học tin rằng đặc tính này có được là do chúng trải qua quá trình phát triển, thích nghi với tập tính cạnh tranh bằng cách húc, đẩy nhau để tranh giành bạn tình, từ đó tiến hóa sức mạnh các khớp cơ.


    8. Kỳ giông xanh - Năng lực của Chúa trời

    Sống chủ yếu tại Trung Mỹ, kỳ giông xanh có khả năng đặc biệt: chạy lướt trên mặt nước mà không hề khó khăn hay bị chìm. Đó cũng là nguồn gốc tại sao người ta đặt tên hiệu cho chúng như đã đề cập bên trên.

    Bàn chân của chúng có cấu tạo gồm ngón chân dài và các lớp da bọc mảnh xung quanh giúp tăng bề mặt tiếp xúc, đồng thời tạo ra một khoảng không khí làm lực đẩy lên, không bị chìm xuống nước. Khoảng cách trung bình chúng chạy được trên mặt nước là 5m, quá đủ để xử lý trong nhiều trường hợp.


    9. Cá xạ thủ - Bách phát bách trúng

    Loài cá này có khả năng bắn ra một dòng nước với độ chính xác cao có thể làm con mồi mà chúng nhắm đến rơi xuống nước. Lực bắn của chúng rất mạnh và làm con mồi choáng váng hoặc bất ngờ không kịp trở tay, rơi xuống nước ngay lập tức.

    Cá xạ thủ phải tính toán hiện tượng khúc xạ ánh sáng và góc bắn, nên chúng không bơi ở ngay dưới con mồi. Đường đạn được tính toán chuẩn đến mức một khi con mồi bị bắn rơi, kẻ săn mồi dưới nước đã chực chờ sẵn ngay bên dưới rồi.


    10. Sứa bất tử

    Nhanh, gọn, nhẹ, loài sứa đang dần thống trị đại dương với năng lực có một không hai của mình. Nếu không bị ảnh hưởng từ những tác nhân ngoại cảnh cố ý trực tiếp thì chúng được coi là bất tử. Sau mỗi lần kết bạn tình, chúng như được tự mình làm trẻ ra. Số lần "cải lão hoàn đồng" là không giới hạn, là đặc tính vốn có sẵn trong gen di truyền của loài sứa này rồi.

    Tham khảo: TheRichest

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày