Không chỉ riêng cá chết ở Việt Nam, trong những năm qua, nhiều vụ động vật chết hàng loạt đã được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới.
1. Chim chết rụng như sung ở Mỹ
Vào đem giao thừa năm 2010 và tuần đầu tiên của năm 2011, người dân Beebe, Arkansas, Mỹ đã phải chứng kiến cảnh tượng hơn 1.000 con chim màu đen đã chết rơi từ trên trời xuống. Điềm gở này tiếp tục xảy ra ở Louisiana khi có khoảng 500 con chim khác cũng chết tương tự. Các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân khiến những con chim này chết hàng loạt là do chấn thương và xuất huyết nội.
Nhà nghiên cứu chim Karen Rowe cho rằng đàn chim có lẽ đã gặp phải mưa đá hoặc bị sét đánh. Ngoài ra, còn có giả thuyết cho rằng lũ chim đã chịu ảnh hưởng của cơn lốc xoáy càn quét Arkansas và các bang lân cận hôm 31/12. Nguyên nhân thực sự vẫn chưa được xác định nhưng đối với những người theo chủ nghĩa mê tin thì đây là một điềm gở.
2. Ong mật chết hàng loạt ở Mỹ
Từ năm 2006, số lượng ong bắp cày tại Mỹ liên tục giảm mà không rõ lý do. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, tỷ lệ chết của ong mật là 29% trong năm 2009 và tăng lên 34% trong năm 2010. Một số nguyên nhân được đưa ra để giải thích cho hiện tượng này như biến đổi khí hậu, ong bị nhiễm nấm, thuốc trừ sâu, bị ong bắp cày bắt và ăn thịt... Ngoài ong mật, theo một nghiên cứu mới đây của Đại học Illinois (Mỹ), có ít nhất 3 loại ong khác cũng đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Hiện tượng ong mật giảm đột ngột xảy ra không chỉ ở Mỹ mà còn trên toàn thế giới đã và đang đe dọa đến những loài thực vật thụ phấn nhờ côn trùng. Bản thân Albert Einstein cũng từng phát biểu rằng nếu loài ong chết đi thì 4 năm sau đó, nhân loại cũng sẽ chết. Và giờ đây, trên thế giới loài ong còn lại rất ít!
3. Hội chứng mũi trắng khiến dơi chết hàng loạt
Căn bệnh nấm bí ẩn mang tên Hội chứng mũi trắng đã giết chết hàng triệu con dơi trên khắp 16 tiểu bang của Mỹ và Canada kể từ khi trường hợp đầu tiên được phát hiện vào năm 2006. Thực tế thì căn bệnh này do một loài vi nấm nguy hiểm gây lên. Loại vi nấm này không trực tiếp giết chết loài dơi nhưng bám vào miệng và mũi khiến dơi không thể ngủ đông được, chúng phải bay ra khỏi hang động để kiếm ăn giữa trời đông giá rét, cuối cùng bị đóng băng hoặc chết đói.
Nguy cơ đàn dơi tuyệt chủng vẫn tiếp tục lây lan dẫn đến bùng nổ các loài côn trùng gây hại, đặc biệt là muỗi - thức ăn chính của loài dơi.
4. Hàng nghìn con chim hồng hạc chết ở Chile
Chỉ trong 2 tháng ngắn ngủi của năm 2009, hàng triệu con cá mòi và hàng nghìn con chim hồng hạc, chim cánh cụt cùng 60 con bồ nông đã chết vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Đầu tiên phải kể đến là chim cánh cụt. Người ta đã tìm thấy 1.200 xác chim cánh cụt vào cuối tháng 3 trên một bãi biển hẻo lánh ở miền nam Chile. Đến tháng 4, hàng triệu con cá mòi dạt vào bờ biển gần đó. Tiếp sau đó, hàng nghìn chim hồng hạc hiếm dời bỏ tổ ở phía bắc Chile để lại 2.000 con chim non bị đói chết.
Cuối cùng là khoảng 60 con chim bồ nông chết ở bờ biển miền trung quốc gia Nam Mỹ. Điều đáng nói ở đây là không ai có thể giải thích được lý do tại sao những loài động vật này lại chết một cách kỳ lạ như vậy. Nhiều người cho rằng nguyên nhân là do thay đổi khí hậu, đánh bắt quá nhiều, do ô nhiễm môi trường hoặc do dịch bệnh nhưng có lẽ trận nóng dai dẳng mùa hè năm 2009 là nguyên nhân chủ yếu.
5. Cá voi mắc kẹt tại Australia
Cuối năm 2008, 60 con cá voi hoa tiêu mắc kẹt ở dọc bờ biển đá ở miền nam Tasmania, Australia. Một tuần sau đó, 150 con cá voi hoa tiêu dài vây cũng chết tức tưởi trong tình cảnh tương tự. Sau đó, vào đầu tháng 1/2009, 45 con cá voi đực chết cũng do mắc kẹt trên bãi cát ở Tasmania.
Cuối cùng, 194 con cá voi hoa tiêu và một số cá heo lại mắc kẹt trên bờ biển vào tháng 3/2009. Đến khi các cơ quan chức năng đến hiện trường, đã có 140 con đã chết. Hơn 100 tình nguyện viên đã phải sử dụng cáng, thuyền nhỏ, ván trượt và máy bay phản lực để có thể cứu sống 54 con còn lại. Đến giờ, các nhà khoa học vẫn không tài nào hiểu được tại sao những chú cá này lại đồng loạt lên bờ để rồi bị mắc kẹt như vậy!
6. Hà mã chết ở Uganda ít nhất 2 lần
Năm 2004, ước tính có tới 300 con hà mã ở vườn quốc gia Nữ hoàng Elizabeth đã chết sau khi uống phải nước nhiễm vi khuẩn gây bệnh than. Loài vi khuẩn chết người này cư ngụ ở các vùng nước đọng, ao tù thường xuất hiện vào mùa khô ở Uganda. Được biết, kể từ những năm 1950, Uganda thường xuyên xảy ra dịch bệnh than và những con hà mã cũng không ngoại lệ.
Vì thế, đến tháng 6/2010, một lần nữa, người dân Uganda lại phải chứng kiến cảnh tượng 82 con hà mã và 9 con trâu chết sau khi uống nước từ kênh Kazinga thông với hồ Edward và hồ George trong công viên quốc gia Nữ hoàng Elizabeth.
7. Trận chiến của loài ếch
Truyền thuyết kể rằng năm 1954, tại thôn Windham ở vùng Connecticut, trận chiến của loài ếch đã diễn ra. Ở thời điểm đó, một số nhóm người trong thôn đã nổi dậy khởi nghĩa chống lại người Pháp và người da đỏ. Vào một đêm tháng 6 nóng nực, nhóm quân khởi nghĩa đã nghe thấy tiếng rít dữ dội, họ cho rằng mình đã bị tấn công.
Đến sáng hôm sau, họ phát hiện ra rằng những âm thanh mà họ nghe thấy đêm hôm trước là của những con ếch. Không rõ chuyện gì đã xảy ra trước đó, chỉ biết rằng đã có hàng trăm, hàng ngàn con ếch bị chết.
8. Những chú bồ nông "rủ nhau" tự tử
Năm 2009, hàng trăm con bồ nông đã chết ở khắp Oregon cho tới Mexico. Chúng đâm vào ô tô, thuyền, hoặc tập trung trên sân nhà và bị xe cán vào mà không ai rõ lý do vì sao. Lực lượng cứu hộ cho rằng chúng mắc một căn bệnh gây ra bởi một loại virus hoặc các độc tố đã len lỏi vào đại dương sau đám cháy rừng xảy ra tại miền nam California. Một giả thuyết khác được đặt ra đó là do thay đổi thời tiết gây ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của bồ nông khiến chúng bị mất phương hướng.
9. Hàng triệu gia súc ở Mông Cổ chết vì thời tiết quá khắc nghiệt
Năm 2010, sau mùa hè hạn hán kéo dài là một mùa đông vô cùng lạnh giá và đầy băng tuyết khiến nhiều vật nuôi ở Mông Cổ rơi vào tình trạng khốn đốn. Và thảm họa đã xảy ra, hàng triệu con lạc đà, dê, cừu, bò và ngựa đã chết vì đói và giá rét. Liên Hiệp Quốc khi đã đã áp dụng chương trình thu mua xác động vật để giúp đỡ người dân nhưng ở một đất nước mà phần lớn dân số sống phụ thuộc vào nghề chăn nuôi gia súc thì thảm họa này đã đủ để đe dọa đến cuộc sống của họ.
10. Rùa biển chết ở El Salvador
Tháng 1/2006, hàng trăm con rùa biển quý bị trôi dạt vào bờ biển El Salvador (Trung Mỹ) đã chết một cách bí ẩn. Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã cho rằng nguyên nhân cái chết chủ yếu là do thủy triều đỏ và tảo độc nở hoa.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4