Tới nay, những điều liên quan tới cuộc sống của thiên tài quá cố Leonardo Da Vinci vẫn luôn thu hút sự quan tâm của nhiều người trên thế giới.
Hơn 500 năm kể từ sau ngày mất của Leonardo Da Vinci (1519), danh hiệu "thiên tài bậc nhất' vẫn luôn được dành cho cố nghệ sĩ người Italy. Trong số những sự thật về cuộc đời của Leonardo Da Vinci, 4 chi tiết dưới đây có lẽ vẫn là kiến thức mới mẻ đối với nhiều người.
Thân phận thấp kém
Ser Piero, cha của Leonardo Da Vinci là một công chứng viên làm việc tại các tòa án tối cao của xứ Florence (Ý). Mặc dù đã lập gia đình, Ser Piero vẫn có những mối quan hệ ngoài luồng. Kết quả của mối quan hệ này chính là Leonardo Da Vinci. Ông được sinh vào ngày 15/04/1452 với danh nghĩa là một "bastard" – đứa con ngoài giá thú của gia đình Ser Piero.
Theo các nghiên cứu lịch sử được thực hiện bởi hội nghệ thuật Italy, Leonardo Da Vinci được coi là một trong số "các vị hoàng tử ngoài giá thú" - một danh sách gồm những nhân vật giàu sức ảnh hưởng nhưng lại có thân phận không được công nhận. Xét một mặt nào đó, chính thân phận có phần thấp kém này này lại giúp họ khai phá tiềm năng bản thân.
Những thiệt thòi về thân phận đã thúc đẩy tình yêu nghệ thuật của Leonardo Da Vinci
Trong trường hợp của Leonardo Da Vinci, nếu là một người con hợp pháp được công nhận bởi Ser Piero, cuộc sống của ông có lẽ đã rẽ sang một hướng khác. Ser Piero có tất cả 12 người con, nhưng chỉ 2 trong số đó được công nhận. Họ được thừa kế một phần tài sản và trở thành công chứng viên giống người cha.
Ngược lại, Leonardo Da Vinci không hề thân mật với Ser Piero, thậm chí có phần khinh rẻ cha mình. Trong khi đó, Ser Piero dù nhận nuôi Da Vinci nhưng ít khi dành thời gian để mắt tới ông. Bản thân Leonardo Da Vinci lại cảm thấy thoải mái với điều này.
Là một đứa ‘con hoang’ trong một gia đình đông con, Da Vinci không bị gò bó vào những khuôn thước gia đình (vì thực tế không ai thèm để tâm tới ông). Chính bởi vậy, ông có sự tự do theo đuổi việc trở thành một họa sĩ, kiến trúc sư và nhà phát minh.
Là người "ít học"
Nếu Da Vinci trở thành một công chứng viên, ông sẽ được gửi đến một trường học Latin tiếng tăm để nghiên cứu các tác phẩm kinh điển và nhân văn. Song thay vào đó, Da Vinci chỉ có một thời gian ngắn theo học tại một ngôi trường làng tại địa phương. Môn học duy nhất mà ông được học là môn toán cơ bản.
Bức tranh Annunciation của Leonardo Da Vinci.
Sau thời gian ngắn ngủi đến trường ông trở về nhà và chủ yếu tự học. Da Vinci ghi nhớ một số công cụ học toán tại trường. Kết hợp với trí sáng tạo của bản thân, ông tạo thêm nhiều công cụ khác để phục vụ cho mục đích học tập, quan sát và thử nghiệm. Theo hướng này, Da Vinci dần thoát khỏi các kiến thức và giáo điều phổ biến thường được dạy tại trường học. Ông đã tiếp cận thế giới bằng nhiều nghiên cứu, với tâm thái say mê trung thực và không bị hạn chế bởi bất cứ điều gì.
Thỉnh thoảng, Leonardo Da Vinci tự gọi mình là một người...’vô học’, nhưng ông cũng vô cùng tự hào về các phương pháp nghiên cứu độc đáo do mình nghĩ ra.
Giỏi giang nhưng lại…lười biếng
Leonardo Da Vinci tuổi thiếu niên đã theo học tại xưởng tranh của họa sĩ Andrea del Verrochio - nghệ nhân hàng đầu trong nghề kim hoàn và điêu khắc ở Florence giữa thế kỷ XVI. Dưới sự dìu dắt của Verrochio, tài năng hội họa của ông năm 20 tuổi được đánh giá là đã vượt qua thầy của mình. Điều này được chính Verrochio công nhận.
‘Adoration of the Magi’ - một bức vẽ chưa hoàn thành của Leonardo Da Vinci
Với tiếng tăm lẫy lừng, Da Vinci trở thành một họa sĩ được quan tâm hàng đầu tại Châu Âu. Nhưng khi thành lập xưởng vẽ riêng vào năm 1477, ông gặp thất bại lớn trong việc kinh doanh.
Sau vài năm, ông buộc phải đóng cửa xưởng vẽ và tìm kiếm các công việc bên ngoài. Giới quý tộc, vua chúa tại Châu Âu đã đặt hàng Da Vinci thực hiện nhiều tác phẩm nghệ thuật. Tuy nhiên, đã không có tác phẩm nào được ra mắt. Nguyên nhân lớn nhất là bởi Leonardo Da Vinci…quá lười. Ông hầu như không hoàn thành nổi bất kỳ bức tranh nào được giao.
Không chỉ có vậy, Da Vinci cũng rất lười biếng trong việc hiện thực hóa các phát mình của mình. Ông để lại cho đời sau hàng trăm ý tưởng phát minh đột phá, nhưng chúng hầu như không được chế tạo. Sự tò mò, cầu toàn không ngừng kèm theo chút lười biếng của Leonardo đã cản trở năng suất thực tế của ông. Tài năng của Da Vinci hoàn toàn được công nhận, nhưng ông cũng chịu nhiều sự mỉa mai do thói lười biếng của mình.
Thói quen viết ngược từ phải sang trái
Nhiều bản thảo của Da Vinci cho thấy ông có thói quen viết ngược ký tự từ phải sang trái. Hầu hết các ghi chú bản thảo của ông đều chỉ có thể được đọc theo cách soi gương.
Một đoạn ghi chú được viết ngược của Leonardo Da vinci.
Nhiều người cho rằngm đây là một phương pháp giữ bí mật ý tưởng của Da Vinci. Nếu có ai đó liếc trộm vào những ghi chú của ông, họ cũng không thể hiểu ngay được nội dung. Tuy nhiên, một số ý kiến khác lại cho rằng, thói quen viết ngược của Da Vinci không phải để giữ bí mật. Đơn giản, đây là kỹ thuật viết thường được sử dụng bởi người thuận tay trái có mục đích viết nhanh và ngăn mực bị nhòe trên giấy. Bất chấp mọi tranh cãi, Da Vinci không bao giờ đưa ra lời giải thích về việc này.
Tổng hợp
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4