5 kiểu phụ kiện để iPad Pro trở nên “Pro” hơn
(Tổ Quốc) - Có mấy món này, chiếc iPad Pro trên tay bạn mới thể hiện hết được khả năng, tận dụng tối đa các công nghệ, tính năng siêu cấp mà Apple mang đến.
Đi sau Samsung và nhiều hãng khác về khoản bút cảm ứng nhưng Apple pencil lại có chỗ đứng vững chắc trong lòng người dùng. Nhưng, giá của món này đến nay vẫn quá đắt, tận 2.5 triệu cho bản cũ và 3.3 triệu cho bản mới. Vì thế, nếu muốn trải nghiệm các tính năng viết vẽ cơ bản trên iPad đời mới, bạn nên tham khảo thử các mẫu bút stylus từ bên thứ 3 như Baseus hay Goojodoq, giá chỉ khoảng 600.000đ nhưng đã có hầu hết các tính năng mà Apple Pencil có, ví dụ như nhận diện nét nghiêng, sạc không dây, hỗ trợ Scribble…
Tuy nhiên, khác biệt quan trọng nhất thì các mẫu bút trên vẫn chưa làm được, chính là nhận diện lực nhấn. Bạn không thể vẽ nét thanh đậm bằng cách nhấn mạnh hoặc nhẹ hơn lên màn hình như bút xịn. Vì thế, nếu chỉ cần vẽ đơn giản hoặc viết chữ, ghi chú… thì có thể mua bút giá rẻ. Nếu muốn có cảm giác vẽ chuyên nghiệp hơn thì phải đầu tư bút “chính chủ” thôi.
Ngoài ra, dù dùng bút Apple hay hãng khác thì bạn cũng có thể nâng cấp trải nghiệm viết vẽ bằng cách đổi đầu ngòi. Hiện trên các trang TMĐT có khá nhiều loại như ngòi kim loại dài, đầu siêu mảnh để viết chính xác hơn, đầu trong suốt để nhìn rõ vị trí vẽ, tăng độ ma sát cho mặt kính cường lực hoặc tăng độ bền khi dùng với dán màn hình nhám.
Nhắc đến dán màn hình, không thể bỏ qua các loại miếng dán paper-like. Các loại dán này phủ 1 lớp nhám trên bề mặt, vừa chống chói, vừa tạo cảm giác viết vẽ rít hơn, giống giấy hơn. Các loại giá rẻ trên mạng rất nhiên không thể đem lại cảm giác “thật” như giấy nhưng chắc chắn vẫn tốt hơn lướt ngòi nhựa trên mặt kính trơn bóng.
Hay là thế nhưng nếu thực sự thích viết vẽ mới nên dán màn hình loại này. Lý do là vì lớp phủ nhám sẽ làm giảm độ nét mà mắt chúng ta cảm nhận được, đồng thời khiến màu sắc trên màn hình kém bắt mắt hơn, màu đen biến thành màu xám nhờ khá khó chịu. Bạn nào thích dùng iPad để xem phim hay chơi game nên cân nhắc.
Món tiếp theo ai cũng nên thử để trải nghiệm biến iPad thành máy tính chính là bao da kiêm bàn phím. Giá món này có thể từ chỉ 300.000đ rất rẻ nhưng nếu muốn trải nghiệm tốt nhất, hãy chọn các dòng giá từ 1 triệu trở lên.
Các mẫu dưới đây đều có ưu điểm khác nhau như bàn phím tháo rời, hút dính bằng nam châm, có khay đựng bút tránh rơi mất, ốp lưng chống sốc bền bỉ hoặc thậm chí là nhái lại thiết kế “iPad bay” của Magic Keyboard Folio từ Apple. Kết hợp với hiệu năng cao cấp, màn hình sắc nét cỡ lớn và khả năng đa nhiệm, bạn sẽ có thể làm được nhiều việc hơn, thậm chí thay thế hoàn toàn laptop với các nhu cầu đơn giản như soạn văn bản, lướt web…
Phụ kiện đáng mua cuối cùng là các loại hub chuyển dành cho iPad đời mới sử dụng cổng USB-C. Ngoài việc hỗ trợ sạc nhanh hơn, cổng USB-C giúp iPad biến thành cỗ máy đa năng hơn khi xuất được hình ảnh ra màn hình lớn với độ phân giải cao, tối ưu tốt cho giao diện đa nhiệm mới trên iPad Pro chạy chip M1/M2, gắn đầu đọc thẻ nhớ, copy dữ liệu nhanh hơn qua cổng USB… Nói chung, nếu có ý định dùng iPad cho các công việc sáng tạo nội dung, chỉnh sửa hình ảnh, video để đăng mạng xã hội thì 1 chiếc hub USB-C là thứ bắt buộc phải có.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời