5 ngày truy tìm kẻ lừa bán vé BlackPink của cô gái Hà Nội và cái kết khiến nhiều người hả hê
Là một trong những nạn nhân của chiêu trò lừa đảo mua vé online, chị Hương quyết tìm lại công lý với số tiền bị mất.
- Giải mã cỗ máy kỳ diệu có thể đọc suy nghĩ, giúp bệnh nhân hôn mê cất tiếng nói
- NASA đã từng phát hiện sự sống trên sao Hỏa nhưng vô tình tiêu hủy?
- Nguồn gốc của kim tự tháp: Trí tuệ của các Pharaoh hay công nghệ ngoài hành tinh?
- CIA tung hồ sơ "Dự án Stargate": Hé lộ sự tồn tại và vai trò của siêu năng lực
- Dự án bí mật ‘42’ của Elon Musk: Lấy hàng triệu USD tiền của Tesla xây 'biệt phủ kính' cạnh trụ sở, bị HĐQT điều tra
Đêm diễn của nhóm nhạc nữ BlackPink đã tạo nên một cơn sốt phòng vé đối với những người hâm mộ Việt Nam. Trong đợt mở bán vé online ngày 7/7, lượng người truy cập vào website của Ticket Box lên tới gần 300.000 người. Nhiều người đã xếp hàng rất lâu nhưng cũng không thể mua được vé thành công, trong đó có Nguyễn G. Hương (26 tuổi, ở Hà Nội).
Trong ca mua vé đầu tiên lúc 12h trưa ngày 7/7, Hương dự định đặt mua 2 vé nhưng chỉ "săn" được 1 vé. Nóng lòng, cô lên các hội nhóm fan của BlackPink để tìm mua nốt chiếc vé còn lại.
"Mình lên group hỏi mua vé pass lại khá sớm, trước khi đợt 2 (15 giờ ngày 7/7) bắt đầu. Không nghĩ mua sớm như vậy mà vẫn có kẻ lừa đảo ", Hương bức xúc.
Sau khi lân la các group, một tài khoản Facebook có tên N.T.G đã lập tức liên lạc, nhắn tin cho Hương chào mời. Thanh niên này rao bán vé Cat 4 với giá 1,8 triệu, tính thêm tiền công 300 nghìn.
"Sau khi mình chuyển tiền, bạn ấy không đưa vé cho mình luôn với lí do đang hoạt động cùng team, bán cho rất nhiều người nên cần rà soát lại. Bạn ấy hẹn tối hôm đó, hoặc muộn nhất sáng hôm sau gửi vé cho mình. Đêm ngày 7/7, bạn ấy nhắn 12h trưa chắc chắn sẽ có vé ", Hương yên tâm.
Nhưng đến 12 giờ trưa, Hương vẫn không thấy động tĩnh gì từ thanh niên tên G.. Sốt ruột, cô nhắn tin hỏi thì nhận được câu trả lời quanh co.
"Sau một hồi nói chuyện, bạn ý không chuyển vé cho mình và bảo rằng: Bây giờ em sẽ cắt line để lấy vé cho chị, chị cần chuyển khoản 1 lần nữa để em gửi cho team, sau đó em mới lấy vé ra được rồi hoàn tiền thừa cho chị.
Mình không hiểu định nghĩa 'cắt line' cho lắm, tóm lại bạn ấy kêu mình phải gửi thêm 2,1 triệu một lần nữa" , Hương không đồng ý trước lời giải thích mập mờ nên từ chối chuyển tiền. Sau đó cô lập tức bị G. chặn tin nhắn.
Truy tìm danh tính kẻ lừa đảo
Trước khi bị kẻ lừa đảo chặn liên lạc, Hương đã tỏ ý nghi ngờ nên vào kiểm tra thông tin người này trên Facebook. Sau một hồi rà danh sách những người hay nhấn like, bình luận, Hương tìm ra một tài khoản từng là bạn học cũ, hàng xóm của G.
"Mình nhắn tin cho B. (bạn học cũ của G.) kêu G. liên lạc lại. Bạn B. đã chuyển lời nhắn đó tới G. và G. trả lời rằng bị hack nick Facebook. Nhưng vô lý ở chỗ số tài khoản ngân hàng lại hiện chính xác tên G., vậy làm sao mà hack được? Bị phát giác, G. quay ra block mình ngay lập tức", Hương kể.
Sau đó, Hương đã nhờ B. qua nhà G. tìm bố mẹ G. để nói chuyện, nhưng sang đến nơi nhà đã khóa cửa. Hương không nản, lên các hội nhóm đăng bài cảnh báo tới mọi người.
Một lúc sau, có 2 nữ sinh cũng là nạn nhân của G. liên lạc lại với Hương trình bày cách thức lừa đảo y hệt. G. đã từng gọi cho 2 cô bé này bằng số điện thoại cá nhân. Nhận thấy thanh niên này có chủ ý lừa rất nhiều người, Hương đã tìm mọi cách dò hỏi thông tin G. từ các bạn học cũ.
"Mình lên Instagram tìm được một số bạn bè cũ của G, hầu hết là bạn cấp II, cấp III. Có người cũng bảo đã cho G. vay tiền mấy năm không trả, G. đã lừa vay bạn bè nhiều lắm rồi. Mình search được thông tin trường cao đẳng G. đang học, sau đó vào website trường tìm tên sinh viên, thì đúng là G. đang học trường này", Hương cho hay.
Sau khi nắm rõ danh tính kẻ lừa đảo, chị Hương nhắn tin vào số điện thoại G. nói chuyện.
"Mình nói rằng sẽ báo cáo cho nhà trường việc sinh viên lừa đảo, yêu cầu G. hoàn trả số tiền. Bạn ấy sợ, xin lỗi một hồi và hoàn trả đủ số tiền cho mình lẫn cả 2 cô bé học sinh kia. Mình bảo cần bồi thường thiệt hại 200 nghìn, chuyển vào Ủy ban Mặt trận Tổ quốc giúp đỡ người khó khăn. Nghĩ đùa vui để bạn ấy rút ra được bài học thôi, không ngờ G. cũng chuyển luôn", chị Hương nói.
Trường hợp của Hương là lời cảnh tỉnh cho những ai đang có ý định mua vé online. Không chỉ có website, fanpage giả mạo, một số đối tượng còn photoshop vé giả, thậm chí gửi cả thông tin cá nhân để tạo độ uy tín.
Hương chia sẻ lời khuyên rút ra từ kinh nghiệm của bản thân: "Hiện hạng vé Cat 5, Cat 4 hầu hết là lừa đảo. Nếu để ý trong các group, hai hạng vé này phù hợp với ví tiền của fan Việt nên ai cũng muốn mua. Giá vé bán lại của hai hạng này cũng rất cao, Cat 4 hiện bán 2,8 - 3 triệu, còn những hạng khác thì phải bán lỗ hoặc bán nguyên giá.
Nếu mọi người nếu muốn mua, tốt nhất nên giao dịch trực tiếp, hoặc ở xa nhau thì cần có bên trung gian làm chứng, ví dụ admin của các group".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"