99% nhà hàng ở quốc gia châu Á này đều bán đồ ăn ngon, quán dở gần như không tồn tại: Lý do khiến ai cũng nể phục
Nếu hiểu được bối cảnh kinh doanh của các nhà hàng ở quốc gia này, bạn sẽ thấm thía phương châm “khách hàng là thượng đế” mang tính quyết định như thế nào.
- Quán cà phê trông như nhà hoang ở Nhật Bản, linh vật là một quả chuối, khách tới mua hàng qua ô cửa như lỗ châu mai
- Chuyện lạ ở Mỹ: Đến giờ vẫn thiếu giấy vệ sinh, nguyên nhân sâu xa nằm ở 1 nguyên lý đến từ Nhật Bản!
- Lại là Nhật Bản: Đến bao bì cũng phải thiết kế thông minh đến mức này mới chịu!
- Công ty Nhật được dân mạng hết lời ca ngợi, xin vào làm việc vì cách đối xử với nhân viên ấm áp mùa Covid-19: Lãnh đạo gửi tới từng người 1 bức thư cảm ơn kèm theo 300 USD tiền mặt
Trên Quora - một diễn đàn thảo luận mở mới đây đã có 1 topic viral khắp Internet. Cụ thể, bài viết chỉ ra 1 đất nước ở châu Á gần như không tồn tại nhà hàng dở, với lý do đưa ra và phần bình luận của các thành viên rất xác đáng.
Không đâu khác, đó chính là đất nước Nhật Bản.
Thành viên Martin Schneider đã có câu trả lời được lòng số đông nhất cho câu hỏi “Tại sao chỉ có vài nhà hàng phục vụ đồ ăn dở tệ ở Nhật Bản”. Lý do đầu tiên Martin nhận định là do mức độ cạnh tranh rất cao tại đất nước mặt trời mọc: “Ít có nơi nào trên thế giới có mật độ nhà hàng/ quán ăn cao hơn Nhật Bản, với tỷ lệ là cứ 266 người Nhật thì có 1 nhà hàng (dù là ở vùng nông thôn hay thành thị), tỷ lệ này cao gấp đôi so với vị trí thứ hai là Hoa Kỳ (549 người mới có 1 nhà hàng)”.
Thứ hai, anh chàng khẳng định người Nhật thường rất sành ăn và khắt khe trong việc ăn uống: “Ví dụ với nước Đức của tôi, khi bạn nhận được một phần ăn không như ý trong nhà hàng, có lẽ bạn sẽ thở dài và bỏ qua, kiểu như biết đây đầu bếp đã có một ngày tồi tệ? Bạn có thể sẽ không ghé qua nơi này một thời gian, nhưng sớm muộn gì bạn cũng cho họ cơ hội thứ hai.
“Khi tôi nói về điều này với những người bạn Nhật Bản của tôi, họ trợn mắt như thể tôi là người ngoài hành tinh… Người Nhật giải thích rằng khi điều tương tự xảy ra với họ, dù chỉ một lần, về cơ bản họ sẽ rời đi và không bao giờ quay lại. Chưa dừng lại ở đó, ngay lập tức họ sẽ cho nhà hàng đó 1 bài phàn nàn thậm tệ trên MXH, lúc đó thì mọi chuyện khó mà kiểm soát.
Về cơ bản, ở Nhật không thiếu địa chỉ ăn ngon, vì vậy những nhà hàng chỉ lỡ thất tín 1 lần thì coi như là mất khách. Nhưng không chỉ đơn giản là chuyện chọn quán ăn, đằng sau đó còn là cả một tầng văn hoá. Ở Nhật có câu お 客 様 は 神 様 - tức là “khách hàng là thượng đế”. Với một nền văn hoá như vậy, người Nhật sẽ không khoan nhượng với bất kỳ nơi nào không đáp ứng được kỳ vọng của khách”.
Martin cũng chỉ ra ngành kinh doanh ẩm thực có vị trí rất được coi trọng ở Nhật và người Nhật mong đợi sự cống hiến nhất quán, kiên trì và hoàn hảo từ tay nghề của vị đầu bếp, giống như sự cần cù, nhẫn nại và tỉ mẩn của người thợ mộc.
Cũng từ quan niệm đó, nếu bất kỳ món ăn nào chưa đủ tốt, tuyệt đối không thể phục vụ khách hàng. Bất kỳ món ăn nào nửa vời đều sẽ không nhận được sự cảm thông từ người Nhật.
Tất nhiên, không phải người Nhật nào cũng gắt gao tuyệt đối như vậy, nhưng nhìn chung, ngành ẩm thực Nhật Bản không có chỗ cho những quán nửa vời, dễ dãi với món ăn cung cấp cho khách hàng. Chính vì vậy 99% nhà hàng đều có chất lượng tốt, vì căn bản, quán dở không thể tồn tại. Điều này thêm 1 lần nữa khiến thế giới nể phục tính kỷ luật, sự tỉ mỉ, cầu toàn của người Nhật.
Nguồn: Martin Schneider - Quora
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"