Ai cũng tưởng rằng những nạn nhân đầu tiên của bom nguyên tử là người Nhật, nhưng trên thực tế đó lại là những người Mỹ!
Bạn có thể thấy lạ, nhưng những nạn nhân đầu tiên của bom nguyên tử không phải là người Nhật, mà là người Mỹ.
- So sánh Red Guardian với nguyên tác truyện tranh: MCU đã thay đổi những điều gì?
- Vì ngập trong phân chó, thành phố này đã quyết định sử dụng DNA để truy tìm hung thủ
- Điều gì sẽ xảy ra nếu Loki có Găng tay Vô cực thay vì Thanos?
- Có phải công nghệ của con người không hướng tới steampunk vì chúng ta ghét sự phức tạp?
Vào giữa tháng 7 năm 1945, Darryl Gilmore khi đó mới 17 tuổi và là sinh viên Đại học New Mexico. Anh ta mượn một chiếc ô tô để cùng với người anh trai vừa trở về từ chiến trường đi tới nhà cha mẹ ở Fort Bliss, El Paso. Khi đến Carrizozzo, anh ta dừng lại để kiểm tra lốp xe và bắt gặp một một đoàn gồm 6 xe quân sự. Một trung sĩ nói với anh ta, hãy đóng cửa sổ ô tô lại và rời khỏi đây càng sớm càng tốt, có khí độc.
Vào sáng ngày 16/7, Mỹ cho phát nổ quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới. Vụ nổ phá hủy hoàn toàn cột thép, tạo ra một cơn địa chấn lớn trên sa mạc và một đám mây hình nấm khổng lồ, cao khoảng 12km, theo Bộ Năng lượng Mỹ. Ngày 6/8/1945, Mỹ đã thả một quả bom nguyên tử nặng 5 tấn xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản. Vụ nổ ngay lập tức khiến 80.000 người thiệt mạng và san bằng thành phố trong phạm vi 6,5 km2. Ba ngày sau, Mỹ thả một quả bom nguyên tử khác xuống thành phố Nagasaki của Nhật Bản, khiến khoảng 40.000 người thiệt mạng ngay lập tức; hàng nghìn người khác sau đó cũng thiệt mạng vì nhiễm độc phóng xạ.
Khi Darryl Gilmore trở về nhà, anh nghe gia đình nói rằng họ đã nhìn thấy tia sáng từ Turaloosa và nghe thấy tiếng nổ, nhưng trên đường đi họ đã hoàn toàn không để ý. Sau đó, những tờ báo vào buổi chiều đưa tin rằng một kho đạn ở một góc xa của trường bắn đã phát nổ, và không có thông tin nào khác.
Tuy nhiên, Darryl Gilmore nhanh chóng cảm thấy có điều gì đó không ổn, không hiểu vì lý do gì mà cánh tay, cổ và mặt của anh cùng với những người trong gia đình đều bị đỏ ửng như thể họ bị cháy nắng nghiêm trọng bởi tia cực tím của mặt trời.
Vài ngày sau đó, Darryl Gilmore và các thành viên trong gia đình đều gặp phải hiện tượng bong tróc da đầu. Vài năm sau, làn da của Gilmore bắt đầu có vấn đề và cuối cùng được kết luận mắc bệnh ung thư da, 3 người thân còn lại trong gia đình sau đó đều qua đời trong đau đớn vì căn bệnh ung thư.
Quả bom đầu tiên mang tên "Gadget" được kích nổ trong chương trình thử nghiệm "Trinity" gần Alamogordo, tiểu bang New Mexico ngày 16 tháng 7 năm 1945. Các quả bom thả xuống Hiroshima và Nagasaki là những quả thứ hai và thứ ba được chế tạo và cho đến nay, chúng vẫn là những vũ khí hạt nhân duy nhất được đưa ra sử dụng.
Darryl Gilmore sau đó biết được rằng ngày hôm đó chính là ngày quả bom nguyên tử đầu tiên được kích nổ trên Trái Đất, với sức công phá tương đương 20.000 tấn TNT và hình thành một đám mây hình nấm cao tới 12,1 km.
Einstein đã tiên đoán rằng việc phản ứng dây chuyền hạt nhân liên quan tới uranium có thể tạo ra một loại bom mới cực mạnh, tận dụng quá trình phân rã hạt nhân để tách thành công nguyên tử uranium. Phản ứng này giải thoát một khối lượng năng lượng chưa từng có, đủ để tạo ra loại bom khổng lồ có khả năng sát thương cao.
"Chỉ cần một quả bom loại này được chở đến cảng bằng thuyền và cho nó nổ tung sẽ phá hủy toàn bộ cảng và một số khu vực xung quanh".
Không lâu sau, Mỹ bắt đầu tham gia cuộc đua phát triển bom hạt nhân bằng cách thực hiện Dự án Manhattan vào năm 1942, đây cũng chính là lúc nhân loại bước vào thời đại hạt nhân.
Nhiều người trên thế giới có thể nghĩ rằng "Little Boy" (tên mật mã của quả bom nguyên tử) được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản, là quả bom hạt nhân đầu tiên phát nổ trong lịch sử của Trái Đất, gây ra thương vong và đau thương rất lớn.
Nhưng tình hình thực tế là quả bom hạt nhân đầu tiên phát nổ là "Gadget", được kích nổ trên kệ cách mặt đất 30,5 mét tại Trường bắn White Sands ở New Mexico. Thiệt hại gây ra cho đến nay vẫn chưa được thống kê, và có thể sau khi tất cả những người bị ảnh hưởng bởi vụ nổ này đã chết, nó đã hoàn toàn bị mọi người lãng quên.
Bốn quận xung quanh trường bắn lúc đó là nơi sinh sống của 40.000 người, khác xa cái gọi là "xa xôi và hoang vắng" như những gì được báo cáo. Sau vụ nổ, bụi phóng xạ đã theo gió phát tán ra các khu vực xung quanh với phạm vi hàng trăm km. Darryl Gilmore nói rằng nhiều người ở Turaloosa sau đó đã chết vì bệnh ung thư, và hầu hết tất cả đều được cho là do vụ nổ bom nguyên tử.
Nhưng vào thời điểm đó, mọi tin tức về quả bom này đều được giấu kín, mọi người vẫn làm việc và sinh hoạt như thường ngày, không có bất kỳ cảnh báo hay lời khuyên nào từ chính phủ được đưa ra. Vì vậy, mọi người thậm chí không biết rằng bụi phóng xạ khủng khiếp đã rơi xuống mảnh đất của họ và cũng không biết rằng căn bệnh của họ là do bom nguyên tử mang tới.
Khi đó, chưa có hệ thống cấp nước, người ta dùng các hồ và bể chứa để chứa nước sinh hoạt, bụi phóng xạ rơi xuống các vùng nước này, sau đó cả con người và gia súc đều uống thứ nước đó; bụi cũng rơi vào gia súc như dê, cừu, gà, ngay cả rau mà người ta trồng không được miễn nhiễm. Tóm lại, chất phóng xạ từ quả bom nguyên tử đầu tiên đã tạo ra một vành đai ô nhiễm dài theo chiều gió, xâm nhập vào hệ sinh thái và chuỗi thức ăn. Tuy nhiên, có bao nhiêu người là nạn nhân của quả bom này thì cho tới nay vẫn không có dữ liệu chính xác, bởi vì không ai thống kê cả.
Theo một số người, vào tháng 12 năm 1945, Quân đội Hoa Kỳ đã mua 75 con bò với giá thị trường từ các chủ trang trại địa phương để nghiên cứu. Vì màu lông của những con bò này đã thay đổi nên họ hy vọng sẽ nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ đối với những con bò này và con của chúng. Tuy nhiên, họ đã bỏ qua điều quan trọng hơn, chủ nhân của những con gia súc này và 40.000 cư dân trong khu vực cũng là những nạn nhân phải hứng chịu tác động của bức xạ.
Điều đáng sợ nhất là quân đội chỉ mua 75 con gia súc, còn tất cả gia súc còn lại thì đã bị người dân địa phương ăn thịt. Có lẽ vì đây là vụ nổ hạt nhân đầu tiên trong lịch sử nên nhân loại vẫn chưa hề có kinh nghiệm và cũng không thể tưởng tượng được ảnh hưởng của nó nguy hại ra sao.
Kể cả các nhà khoa học trong vụ thử hạt nhân lúc đó cũng chỉ tính toán đến việc vụ nổ từ quả bom này sẽ lớn ra sao.
Trớ trêu thay, sau khi Hoa Kỳ thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản vào tháng 8 năm 1945, hai tháng sau, vào tháng 10, một ủy ban chung được thành lập để nghiên cứu tác động lâu dài của bom nguyên tử đối với cuộc sống của cư dân địa phương. Việc theo dõi sức khỏe của người dân Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi vụ nổ vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Về phần các nạn nhân ở Hoa Kỳ, dường như họ đã bị lãng quên từ lâu.
Hiện một số nạn nhân đã tổ chức đòi tiền bồi thường và lời xin lỗi từ phía chính phủ. Nhưng Darryl Gilmore lại cho rằng điều này là hoàn toàn vô vọng, ông nói rằng chính phủ chỉ chờ tất cả những người nạn nhân còn lại (giờ đã già) chết đi thì sẽ không còn ai biết đến sự cố này nữa.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4