AI Trung Quốc có thể phát hiện người có ý định tự tử trên MXH, nói chuyện với họ để xua tan ý định xấu

    Đức Khương,  

    AI không chỉ giúp con người tối ưu được khả năng làm việc mà còn có thể phát hiện và cứu sống những người có ý định tự tử.

    Phòng ngủ của Wang Le tràn ngập trong sự tối tăm và im lặng, rèm cửa được kéo kín mít. Âm thanh duy nhất đến từ tiếng click chuột và bàn phím kêu lách tách... Không thể sống và làm việc như một người bình thường trong gần một thập kỷ do nỗi ám ảnh về thực tại xã hội, internet là cầu nối duy nhất của anh với thế giới bên ngoài...Và nó thậm chí còn cứu mạng anh ta.

    Wang phải nhờ vào người thân của mình để mua và mang thức ăn ở cổng trước mỗi hai hoặc hai tuần vì anh ta thậm chí còn không thể gọi đồ bởi điều đó đồng nghĩa với việc nói chuyện với người lạ qua điện thoại.

    Vào mùa xuân, anh ta đã có ý định tự tử nhưng vẫn còn do dự bởi sợ chết, nhưng Wang cũng cảm thấy sợ cuộc sống, anh ta đã chia sẻ sự tuyệt vọng của mình trên Weibo - một nền tảng mạng xã hội giống như Twitter ở Trung Quốc.

    AI Trung Quốc có thể phát hiện người có ý định tự tử trên MXH, nói chuyện với họ để xua tan ý định xấu - Ảnh 1.

    Anh ổn chứ?", Một người lạ nói trong một tin nhắn anh nhận được ngay sau đó. "Bạn có muốn nói chuyện với tôi?".

    Vào cuối những năm 20 tuổi, Wang sống một mình trong căn nhà tại một thị trấn nhỏ ở miền bắc Trung Quốc. Cha mẹ anh ta là công nhân nhập cư ở một trong những thành phố lớn nhất của đất nước này. Tin nhắn đó đã khiến Wang xúc động vì nghĩ rằng ở đâu đó trên thế giới có một người quan tâm tới anh.

    Wang đã kết bạn và nói chuyện với người lạ đó - người hóa ra lại là một bác sĩ tư vấn tâm lý. Cô tìm thấy anh ta với sự trợ giúp của bot Tree Hole - một chương trình AI phát hiện ra ý định tự tử của Wang trên Weibo và cảnh báo cho một nhóm gần 600 học giả tâm lý, chuyên gia tư vấn và tình nguyện viên tiếp cận những người gặp rắc rối.

    "Ra mắt vào tháng 7/2018, nhóm nghiên cứu đã ngăn chặn hơn 1.000 vụ tự tử", Huang Zhisheng, người tạo ra chương trình và là nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo cao cấp tại Đại học Vrije của Amsterdam cho biết.

    "Vì đội ngũ còn ít người và có bản chất từ ​​thiện nên họ chỉ có thể đối phó với những trường hợp khẩn cấp nhất và thậm chí một số người không quan tâm hay phản ứng với sự tiếp cận của họ", Huang giải thích.

    AI Trung Quốc có thể phát hiện người có ý định tự tử trên MXH, nói chuyện với họ để xua tan ý định xấu - Ảnh 2.

    Bot AI có thể quét các bài viết trên Weibo, nơi mọi người chia sẻ và bình luận về những câu chuyện của mình. 

    Những trường hợp cứu sống người trên Weibo bắt đầu từ năm 2012, một bài viết được đăng bởi một cô gái bị trầm cảm trước khi cô tự sát. 

    Tại Trung Quốc, ít nhất 136.000 người đã tự tử vào năm 2016, chiếm 17% tổng số những ca tự tử trên thế giới trong năm đó, theo dữ liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). 

    Tự tử là nguyên nhân gây tử vong thứ hai trong số những ca tử vong của người có độ tuổi từ 15-29 trên toàn thế giới, theo WHO dự đoán rằng sẽ có 1,5 triệu người thuộc mọi lứa tuổi sẽ tự kết liễu đời mình trong năm tới.

    Trong khi nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa tự tử là cho họ cảm nhận được sự quan tâm, những người như Wang không chỉ thiếu sự hỗ trợ của gia đình, họ sống ở những thành phố nhỏ bị hạn chế hoặc không tiếp cận được với những chuyên viên tư vấn tâm lý. Đối với những người này, công nghệ AI đóng vai trò thiết yếu trong việc kết nối họ đến với nhau.

    AI Trung Quốc có thể phát hiện người có ý định tự tử trên MXH, nói chuyện với họ để xua tan ý định xấu - Ảnh 3.

    Ngoài Trung Quốc, các gã khổng lồ mạng xã hội như Google, Facebook và Pinterest cũng đã sử dụng AI để đánh giá nguy cơ tự tử giữa những người dùng và xác định nội dung tự tử hoặc tự gây thương tích. 

    Tuy nhiên vẫn có những hạn chế trong việc sử dụng AI cho quá trình theo dõi, tìm kiếm người tự tử kịp thời và giúp đỡ những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần, đặc biệt là những lo ngại về quyền riêng tư.

    Bot Tree Hole sẽ tự động quét Weibo cứ bốn giờ một lần để tìm kiếm các bài đăng có chứa các từ và cụm từ như "cái chết", "giải thoát khỏi cuộc sống" hoặc "ngày tận thế"...

    AI này dựa trên biểu đồ kiến ​​thức về các khái niệm tự tử, áp dụng lập trình phân tích ngữ nghĩa để nó hiểu rằng "không muốn" và "sống" trong một câu có thể chỉ ra xu hướng tự tử.

    "Độ chính xác của Tree Hole, hiện ở thế hệ thứ sáu đã đạt 82%", Huang nói. Mặc dù Tree Hole chỉ áp dụng cho Weibo, phần lớn được sử dụng bởi người Trung Quốc đại lục, nhưng một số nhà nghiên cứu từ các trường đại học ở các nước khác cũng đã mời Huang hợp tác và mở rộng nó ra ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ