Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO) hôm nay (2/9) đã phóng thành công tàu vũ trụ Aditya-L1 vào không gian, bắt đầu sứ mệnh khám phá Mặt Trời.
- Mặt trời nhân tạo "made in China" cán cột mốc kinh ngạc: Tham vọng chồng tham vọng
- Sau sứ mệnh khám phá mặt trăng, Ấn Độ sắp phóng tàu nghiên cứu mặt trời
- Phát hiện ngôi sao có từ tính mạnh nhất trong vũ trụ, hơn Mặt trời 43.000 lần
- 5 lý do tại sao không nên để laptop tiếp xúc trực tiếp với ánh Mặt Trời
- Tàu Ấn Độ sẽ đón ánh Mặt Trời rồi lao vào nửa tối khắc nghiệt của Mặt Trăng
Tên lửa PSLV-C57.1 mang theo tàu thăm dò Aditya-L1 đã được phóng thành công từ Trung tâm Vũ trụ Satish Dhawan ở Sriharikota, bang Andhra Pradesh lúc 11h50' hôm nay (theo giờ địa phương).
Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO) cho biết, tàu Aditya-L1 đã được đưa vào quỹ đạo dự định một cách chính xác và đích đến là điểm Lagrangian (L1), nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời, cách Trái đất khoảng 1,5 triệu km. Tàu thăm dò dự kiến sẽ đến điểm quan sát này sau 4 tháng.
Tàu Aditya-L1 mang theo 7 thiết bị để nghiên cứu chi tiết về Mặt Trời, 4 trong số đó sẽ quan sát ánh sáng từ Mặt Trời và 3 thiết bị còn lại sẽ đo các thông số tại chỗ của plasma và từ trường.
Vị trí chiến lược tại điểm L1 sẽ cho phép tàu Aditya-L1 liên tục quan sát Mặt Trời mà không bị cản trở bởi nhật thực hoặc che khuất. Điều này cho phép các nhà khoa học nghiên cứu các hoạt động của Mặt Trời và những tác động đến thời tiết không gian trong thời gian thực.
Ngoài ra, dữ liệu của tàu thăm dò sẽ giúp xác định trình tự các quá trình dẫn đến các sự kiện phun trào Mặt Trời, góp phần tìm hiểu sâu sắc hơn về các nguyên nhân gây ra các hiện tượng thời tiết trong không gian.
Phát biểu sau sự kiện, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuyên bố, nước này sẽ duy trì những nỗ lực khoa học để nghiên cứu sâu hơn về vũ trụ vì lợi ích của toàn nhân loại.
Trong khi đó, chia sẻ trên trang mạng cá nhân, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Jaishankar đã chúc mừng sự ra mắt thành công Sứ mệnh khám phá Mặt Trời đầu tiên của Ấn Độ. Ông cho rằng, thành tựu này đã truyền cảm hứng cho đất nước và nâng cao vị thế toàn cầu của Ấn Độ.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"