Sau sứ mệnh khám phá mặt trăng, Ấn Độ sắp phóng tàu nghiên cứu mặt trời

    PHAN TÙNG, VOV 

    Sau khi tàu thám hiểm mặt trăng Chandrayaan-3 hạ cánh thành công trên bề mặt hành tinh này vào ngày 23/8, Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO) đang chuẩn bị phóng vào vũ trụ một tàu thám hiểm mới để khám giá mặt trời.

    Tàu nghiên cứu này mang tên Aditya-L1 dự kiến sẽ khởi hành từ trái đất vào ngày 2/9. Các công việc chuẩn bị đang được ISRO gấp rút hoàn tất. Tàu vũ trụ Aditya-L1 được thiết kế để có thể quan sát từ xa về quầng mặt trời và quan sát tại chỗ về gió mặt trời tại L1 (điểm Lagrange của mặt trời-trái đất), cách trái đất khoảng 1,5 triệu km.

    Sau sứ mệnh khám phá mặt trăng, Ấn Độ sắp phóng tàu nghiên cứu mặt trời - Ảnh 1.

    Tàu thám hiểm Mặt Trăng Chandrayaan-3 của Ấn Độ được phóng lên vũ trụ hôm 14/7 (ANI)

    Đây sẽ là sứ mệnh không gian chuyên dụng đầu tiên của Ấn Độ để quan sát mặt trời do cơ quan vũ trụ có trụ sở tại thành phố Bangalore thực hiện. Sứ mệnhAditya-L1, nhằm mục đích nghiên cứu mặt trời từ quỹ đạo quanh L1, sẽ mang theo thiết bị để quan sát quang quyển, sắc quyển và nhật hoa-hay các lớp ngoài cùng của mặt trời, trong các dải sóng khác nhau.

    Một quan chức của ISRO cho biết Aditya-L1 là một dự án hoàn toàn do Ấn Độ tự triển khai với sự tham gia của các cơ quan khoa học hàng đầu trong nước.

    Đứng đầu dự án là Viện Vật lý thiên văn Ấn Độ (IIA) có trụ sở tại Bangalore là viện dẫn đầu trong việc phát triển tải trọng Coronagraph của Đường phát xạ nhìn thấy được.

    Trong khi Trung tâm Thiên văn và Vật lý thiên văn liên trường đại học, tại thành phố Pune, đã chế tạo thành công Máy chụp ảnh tia cực tím mặt trời cho sứ mệnh này.

    Vệ tinh, được chế tạo, lắp đặt tại Trung tâm vệ tinh U R Rao và đã được đưa tới sân bay vũ trụ Sriharikota tại bang Andhra Pradesh, sẵn sàng cho ngày lên đường.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ