Ba người sống ở Đảo Rhode và bang Michigan (Mỹ) đã cáo buộc rằng Apple bán thông tin liên quan đến giao dịch iTunes cho bên thứ ba mà chưa có sự đồng ý của người dùng.
Tháng 5 năm ngoái, Facebook đã vướng vào bê bối dữ liệu Cambridge Analytica, làm rò rỉ thông tin cá nhân của hơn 87 triệu người dùng. Trong khoảng thời gian này, nhiều người đã quay sang Apple và hỏi CEO Tim Cook rằng "Ông sẽ làm gì nếu ở cương vị của Mark Zuckerberg?”.
Đáp lại câu hỏi, Tim Cook nhiều lần khẳng định rằng "Khách hàng của Apple không phải là mặt hàng". Tuy nhiên, theo Bloomberg, một vụ kiện mới được đệ trình gần đây bởi ba người sống ở Đảo Rhode và bang Michigan (Mỹ) đã cáo buộc rằng Apple bán thông tin liên quan đến giao dịch iTunes cho bên thứ ba mà chưa có sự đồng ý của người dùng.
Được biết, đơn khiếu nại của vụ kiện này được nộp tại tòa án liên bang ở San Francisco dưới dạng khởi tố tập thể. Họ cho rằng việc Apple bán dữ liệu cá nhân của người dùng iTunes không chỉ là bất hợp pháp mà còn nguy hiểm, bởi chúng có thể bị lợi dụng với mục đích xấu.
Trong hồ sơ, các nguyên đơn đã chỉ ra rằng bất kỳ ai hoặc tổ chức nào cũng có thể mua danh sách chứa "tên và địa chỉ của những người đã thực hiện giao dịch mua nhạc đồng quê từ Apple thông qua ứng dụng iTunes Store". Danh sách này được rao bán trên mạng, với mức giá khoảng 136 USD (~ 3.2 triệu đồng) trên 1000 khách hàng. Điều đó cũng có nghĩa là các công ty hoặc kẻ xấu chỉ phải trả 0.136 USD (~ 3.200 đồng) để có được thông tin của mỗi người dùng.
Dựa trên những điều luật liên quan đến quyền riêng tư của từng tiểu bang, Apple bị yêu cầu phải trả 250 USD cho mỗi người dùng iTunes ở Đảo Rhode có thông tin cá nhân bị hãng tiết lộ, đồng thời 5000 USD cho mỗi cư dân ở Michigan bị ảnh hưởng tương tự. Hiện tại, tòa án vẫn chưa đưa ra phán quyết cho vụ kiện này.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"