Apple 'vạch mặt' một đối tác tái chế: Gửi hơn 500.000 chiếc iPhone, iPad... nhờ tiêu hủy nhưng bị công nhân nhà máy ăn cắp, 100.000 thiết bị đã ‘không cánh mà bay’
Hàng tấn thiết bị của Apple đã bị đánh mất có chủ đích khi hãng này gửi tới đối tác nhờ tiêu hủy.
- Ăn trộm và tuồn lậu 100.000 iPhone cũ về Trung Quốc bán lại, một đối tác "vạch trần" tuyên ngôn bảo vệ môi trường của Apple?
- 'Tim Cook mới chỉ hứa “sẽ đầu tư vào Indonesia”, còn Việt Nam thì Apple đã đầu tư thực sự rồi!'
- Apple hứa giúp chúng ta tái chế iPhone 'miễn phí' - chuyên gia chỉ ra câu chuyện buồn phía sau?
- Vừa rời Việt Nam tức thì, CEO Apple Tim Cook đã tính chuyện mở nhà máy ở Indonesia: Nguyên nhân là sao?
- 10 bí mật bên trong “vườn táo” Apple ngay cả fan cứng cũng chưa chắc đã biết
Rất ít công nhân tại nhà máy tái chế có quyền vào ‘phòng an toàn Apple’. Đằng sau cánh cửa bị khóa, đi qua máy dò kim loại và camera giám sát, một nhóm nhỏ nhân viên GEEP Canada (công ty xử lý rác thải điện tử ở phía bắc Toronto) đang sàng lọc các hộp chứa đầy iPhone cũ.
Cẩn thận cạy thủ công từng thiết bị, họ tháo pin và một số bộ phận khác, sau đó ném chúng vào thùng phân loại và chuyển tới máy nghiền. Ngay cả với những chiếc iPhone còn sử dụng được, hợp đồng của Apple với GEEP vẫn yêu cầu rõ ràng rằng mọi sản phẩm hãng gửi tới nhà máy đều phải bị tiêu hủy. Apple quan niệm rằng tốt hơn hết nên vứt bỏ thay vì tân trang lại.
Trong vài năm đầu tiên hợp tác với GEEP, Apple đã chuyển tới đây hơn 530.000 chiếc iPhone, 25.000 chiếc iPad và 19.000 đồng hồ thông minh. Hãng là một khách hàng cực kỳ quan trọng và khó tính, yêu cầu rất nhiều quy tắc bảo mật, cách lưu trữ cũng như giám sát quá trình nghiền nát. Hợp đồng quy định rõ Apple có quyền sở hữu mọi thứ được gửi tới GEEP và vì vậy, ăn trộm bất kỳ món đồ nào cũng bị coi là hành vi phạm pháp.
Thế nhưng, thực tế là không phải tất cả iPhone tới GEEP đều được đi qua máy nghiền. Hàng tấn thiết bị đã bị mất. Người ra còn tìm thấy 2 thùng Apple Watch còn nguyên vẹn ở khu vực không có camera - điều được cho là cấm kỵ trong hợp đồng.
Apple cáo buộc GEEP không tái chế ít nhất 99.975 mặt hàng. Thông tin nhận dạng di động và các thiết bị khác cho thấy, những chiếc iPhone, lẽ ra phải được nghiền nát, lại được người dùng mới ở Trung Quốc kích hoạt lại.
Vào năm 2020, Apple kiện GEEP tại tòa án Ontario với số tiền 22,6 triệu USD vì vi phạm hợp đồng, cáo buộc một “kế hoạch được dàn dựng cẩn thận”, trong đó nhân viên chủ đích đánh cắp và chuyển sản phẩm của họ cho các bên thứ ba để bán lại một cách vô tội vạ. GEEP thừa nhận hàng hóa của Apple đã bị chiếm đoạt, song chỉ đổ lỗi cho nhân viên.
Khi vụ kiện, lần đầu tiên được tiết lộ bởi hãng tin Logic, ai nấy trong ngành đều choáng váng. Thông tin được đưa ra vào đúng thời điểm Apple công khai cam kết đạt mức trung hòa 100% carbon trong vòng đời các sản phẩm vào năm 2030, đồng thời nêu rõ “tái sử dụng là lựa chọn hàng đầu của tập đoàn”. Các nhà phê bình cho rằng việc nghiền nát thiết bị mâu thuẫn với hoạt động tiếp thị xanh.
Sau vụ kiện với GEEP, người phát ngôn của Apple cho biết hoạt động tái chế thiết bị điện tử đã có nhiều thay đổi. Hãng chủ đích giúp khách hàng tân trang iPhone cũ, đồng thời tìm ra cách thức mới để khôi phục các vật liệu có giá trị bên trong.
GEEP không phải là nhà cung cấp tái chế duy nhất mà Apple phải đau đầu. Một cựu giám đốc điều hành Apple cho biết trong những năm 2010, Tập đoàn tái chế Li Tong ở châu Á và Stena Metall AB ở châu Âu đã bị điều tra. Một âm mưu được cho là diễn ra tại Tes-Amm, Singapore đã được phát hiện.
Để ngăn chặn hành vi trộm cắp, Apple thuê các chuyên gia tư vấn an ninh hộ tống xe tải đến cơ sở tái chế, giám sát dỡ hàng và ghi lại quá trình. Tuy nhiên, với khối lượng iPhone khổng lồ chuyển tới các nhà máy tái chế mỗi năm, những người lao động lương thấp sẽ tìm mọi cách lách luật và trộm thiết bị. Renee St. Denis, giám đốc cấp cao về tái chế toàn cầu của Apple, cho biết: “Nó nhỏ gọn, vừa vặn trong túi và rất đáng giá. Thật không may, đôi khi ban quản lý cũng dính líu vào”.
Có nhiều lý do để các nhà sản xuất thiết bị điện tử như Apple chi tiền để xử lý iPhone. Họ muốn loại bỏ hàng tồn kho để nhường chỗ cho các thế hệ sản phẩm mới. Các mặt hàng đã qua sử dụng cũng có thể chứa dữ liệu cá nhân cần được tiêu hủy và vì vậy, việc nghiền nát sẽ giảm nguy cơ các bộ phận như mô-đun máy ảnh, cảm biến, chipset rơi vào tay kẻ xấu.
Nghe có vẻ thân thiện với môi trường, song tái chế không phải sự lựa chọn xanh nhất. Với 80% lượng khí thải carbon thải ra trong quá trình sản xuất, cách thân thiện nhất là giữ cho thiết bị này tồn tại lâu nhất có thể.
Tất nhiên, đa số các sản phẩm được gửi đến tái chế đều đã quá cũ. Thiết kế bền bỉ của iPhone cũng có thể khiến việc sửa chữa trở nên khó khăn hơn. “Apple không thể bán một chiếc điện thoại hoàn toàn mới với giá 1.000 USD nếu vẫn giữ dòng thế hệ cũ trên thị trường. Họ phải loại bỏ được nhiều điện thoại cũ thì mới bán được điện thoại mới”, một người trong ngành cho biết.
Để cải thiện độ bảo mật của hoạt động tái chế, Apple chủ trương nội bố hóa, phát triển một robot tên Liam vào năm 2016 với khả năng tháo rời iPhone thành 8 bộ phận riêng biệt. Khả năng phân loại cho phép Apple thu hồi được nhiều kim loại hơn.
Tuy nhiên, Liam chỉ có thể xử lý một mẫu iPhone và không hoạt động hiệu quả. Apple vì thế ra mắt người kế nhiệm tên Daisy - con robot có thể xử lý và tháo rời 15 mẫu iPhone với tốc độ lên tới 200 chiếc mỗi giờ. Chiếc Daisy thứ hai đã sớm được bổ sung vào trung tâm hậu cần DB Schenker liên kết ở Hà Lan.
Quay trở lại với GEEP.
Cơ sở rộng 500.000 foot vuông của GEEP trong khu công nghiệp Barrie, Ontario, chứa đầy máy tính cũ, TV và các thiết bị cồng kềnh. Công nhân dây chuyền phải mặc quần yếm và mặt nạ phòng độc.
Giành được hợp đồng với Apple vào cuối năm 2014 là một sự kiện lớn. Hai cựu nhân viên lâu năm cho biết hoạt động kinh doanh của GEEP lúc đó vốn đang gặp khó khăn và sự xuất hiện của Apple chẳng khác nào chiếc phao cứu sinh.
Từ năm 2015 đến năm 2017, hàng nghìn sản phẩm Apple đã tới GEEP. Đại diện hãng thường xuyên có mặt để giám sát hàng hóa, thậm chí hộ tống quá trình thiết bị được đưa tới máy nghiền.
Dẫu vậy, nghiêm ngặt mấy cũng không thể ngăn công nhân táy máy trộm đồ. 3 người đã bị GEEP đâm đơn kiện vì hành vi chủ đích chuyển hướng gần 100.000 thiết bị Apple sang nước ngoài và bán lại.
Theo: Bloomberg
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nửa đêm, Facebook sập trên toàn cầu, Instagram, Threads cũng không thể truy cập
Meta đang gặp sự cố ngừng hoạt động lớn trên tất cả các nền tảng của mình, bao gồm Facebook, Instagram, Threads, Messenger và WhatsApp.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời