Balo phản lực dưới nước CUDA được in 3D hoàn toàn sẽ cho bạn lướt đi với tốc độ 12 km/h

    Dink,  

    CUDA là đứa con tinh thần của Archie O'Brien trong công cuộc đi tìm một hệ thống phản lực dưới nước giá rẻ.

    Một cái jetpack – một hệ thống tên lửa đẩy gắn vào lưng cho phép ta bay lên không vẫn là ước mơ của loài người, nhưng suy nghĩ sâu xa chút, một hệ thống mạnh như vậy mà gắn sát vào người thì vô cùng nguy hiểm. Đó là lý do tại sao một nhóm sinh viên thiết kế tại Anh đã tạo ra một cách an toàn hơn để "bay", đó là bay dưới nước, cho phép ta lướt trong làn nước với vận tốc khoảng 12 km/h.

    Balo phản lực dưới nước CUDA được in 3D hoàn toàn sẽ cho bạn lướt đi với tốc độ 12 km/h - Ảnh 1.

    Anh Archie O’Brien nói rằng anh mất một năm để thiết kế và tạo ra nguyên mẫu của balo phản lực dưới nước mà anh gọi là CUDA, sau khi biết được rằng các thiết bị cho phép ta lướt được dưới làn nước có giá cực kì đắt đỏ, có thể tương đương với một chiếc ô tô mới.

    Nhóm thiết kế dựng nên CUDA hoàn toàn từ thành phần được in 3D, tổng cộng 45 phần nhỏ để lắp ráp và đều có thể được in lại nhanh chóng, có thể sửa đổi để phù hợp tình huống. CUDA vẫn đang được tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Thay vì sử dụng một loại động cơ đẩy có sẵn (và đắt tiền) nào đó, CUDA sử dụng một hệ thống đẩy do chính anh O’Brien tự tay thiết kế, sức mạnh của hệ thống này nằm tại động cơ đẩy được in 3D và được gia cố bằng sợi carbon.

    Balo phản lực dưới nước CUDA được in 3D hoàn toàn sẽ cho bạn lướt đi với tốc độ 12 km/h - Ảnh 2.
    Balo phản lực dưới nước CUDA được in 3D hoàn toàn sẽ cho bạn lướt đi với tốc độ 12 km/h - Ảnh 3.

    Các bộ phận của CUDA đều được in 3D ra nên không dùng được lâu trong môi trường nước. Archie O’Brien hiểu được điều đó nên đã tiến hành phủ một lớp mỏng chất dẻo và tiến hành làm khô cẩn thận. Cửa vào khoang pin và các mạch điện đều có nắp silicon để giữ cho nước không lọt vào được.

    CUDA đã được thử trong bể bơi và những vùng nước lớn khác. Tới giờ thì nó vẫn kháng nước rất tốt, chưa có dấu hiệu rò rỉ nào. Những bài thử gồm việc ngâm CUDA dưới nước nhiều tháng, có lúc ngâm vào nước lạnh gần tới nhiệt độ đóng băng. Dù đây không phải là những bài thử khoa học thực thụ, nhưng vẫn có thể thấy trong những bước đầu hoàn thiện, CUDA tỏ ra hiệu quả.

    Balo phản lực dưới nước CUDA được in 3D hoàn toàn sẽ cho bạn lướt đi với tốc độ 12 km/h - Ảnh 4.

    Thay vì việc chế tạo bằng dây chuyền phức tạp, cách thức chế tạo CUDA gần như được thực hiện hoàn toàn bằng in 3D. Cả vật liệu PLA và công nghệ in FDM đều rất rẻ, qua đó đẩy được chi phí CUDA xuống rất thấp, chắc chắn là ít hơn một thiết bị phản lực dưới nước có giá tới 17.000 USD.

    Việc lắp đặt CUDA chỉ tốn chưa đầy 10 phút. Bản thân "balo" thì đã được đeo thẳng trên người, nên là chỉ cần hướng thẳng người tới đích cần tới là cái "balo phản lực dưới nước" này sẽ hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, cần đạt tới một tốc độ nhất định, người dùng mới có thể rẽ một cách hiệu quả. Có một điều khiển nhỏ cầm tay để điều khiển tốc độ của CUDA.

    Balo phản lực dưới nước CUDA được in 3D hoàn toàn sẽ cho bạn lướt đi với tốc độ 12 km/h - Ảnh 5.

    Kế hoạch của họ sắp tới là đưa CUDA vào sản xuất đại trà, với mẫu thiết bị đầu tiên sẽ xuất hiện vào đầu năm 2019. CUDA sẽ không chỉ là công cụ chơi cho vui, nó còn có tiềm năng trở thành một thiết bị trợ giúp việc giải cứu dưới nước cũng như việc khám phá các hang động ngầm.

    Archie O’Brien đang chờ cấp bằng sáng chế cho hệ thống cung cấp sức đẩy của CUDA. Sau đó, anh sẽ đưa CUDA vòng quanh thế giới, qua những bãi biển mở và những khe nứt ngầm để quảng bá cho thiết bị của mình.

    Từ giờ cho tới lúc một sản phẩm hoàn thiện tới được tay chúng ta, đội ngũ sản xuất cần thực hiện thêm nhiều bài thử khác, xem xem những bộ phận được in 3D với giá rẻ có cần một phương án thay thế chắc chắn hơn không.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ