Bạn có biết trong cơ thể mình đang chứa tàn dư của bom nguyên tử không?

    Dink,  

    Cái ý tưởng rằng bom nguyên tử vẫn còn để lại dấu vết cho tới năm 2016 này quả thật không hề dễ nghe chút nào.

    Thứ Sáu tới, ngày mùng 6 tháng 8 năm 2016 sẽ là ngày tưởng niệm 71 năm chiếc máy bay B-28 mang tên Enola Gay thả quả bom nguyên tử Little Boy xuống Hiroshima.

    Quả bom được thả từ độ cao 9 km, phát nổ ở độ cao 600 m phía trên bầu trời Hiroshima. Trong vòng diện tích 10.000 km2 tới 13.000 km2, nhà cửa bị san bằng hoàn toàn với sức nổ chỉ từ 64 kg uranium được làm giàu. Cục Năng lượng Mỹ (DoE) ước tính rằng đã có 70.000 người thiệt mạng bởi sức nổ, lửa lan và phóng xạ phát ra nội trong ngày mùng 6 tháng 8 năm 1945. Nhưng con số người tử vong trong vòng 5 năm sau khi quả bom được thả xuống lên tới hơn 200.000 người.

    Tổng thống Harry Truman đã nói với nước Nhật rằng hoặc là đầu hàng, hoặc là “chuẩn bị tinh thần cho sự tàn phá đến từ trên không, thứ mà thế giới này chưa bao giờ được nhìn thấy”.

    Rồi quả bom nguyên tử thứ hai, lần này sử dung nguyên tố plutonium, đã được thả xuống Nagasaki. Cục DoE ước tính 40.000 người đã bỏ mạng ngay lập tức khi quả bom thứ hai này phát nổ, con số thương vong lên tới 14.000 người trong vòng 5 năm sau.

    Nagasaki trước và sau vụ nổ bom nguyên tử.
    Nagasaki trước và sau vụ nổ bom nguyên tử.

    Sự kiện này là lần duy nhất cho tới giờ, con người tấn công lẫn nhau bằng vũ khí nguyên tử. Những người sống sót sau hai quả bom trên là những người duy nhất mang trên người những dấu vết của cuộc chiến nguyên tử một chiều đẫm máu ấy.

    Nhưng ngay lúc này đây, mọi người đang sống vào lúc này đang mang trong da thịt mình những tàn tích của kỷ nguyên nguyên tử. Thời đại ấy nằm ở những thập kỷ đầu của Chiến Tranh Lạnh, khi mà các nước chạy đua vũ khí hạt nhân với những vụ thử nghiệm bom cực lớn ở những vùng không người ở.

    Hàng trăm quả bom nguyên tử như vậy đã nổ trong bầu không khí và nhiều nữa những quả bom khác được thử ngoài đại dương. Chưa hết, còn hàng ngàn những vụ thử khác được tiến hành sâu trong lòng đất nữa.

    Hiệp ước Cấm thử nghiệm năm 1963 đã chấm dứt những vụ thử hạt nhân của người Mỹ và người Soviet, nhưng Pháp và Trung Hoa vẫn tiến hành những thử nghiệm nguyên tử trên bầu không khí cho tới năm 1974 và 1980. Nhiều nước khác vẫn tiến hành thử nghiệm nguyên tử dưới lòng đất cho tới những năm 1990 và Triều Tiên là nước duy nhất tiến hành thử vào thế kỷ 21 này.

    Những vụ nổ nguyên tử sinh ra những chất phóng xạ vốn hiếm có trong tự nhiên, như là carbon-14, một dạng phóng xạ của nguyên tử carbon, nguyên tử tạo nên bản chất hóa học của mọi sự sống trên Trái Đất.

    Một khi đi vào bầu không khí, carbon-14 xâm nhập vào chuỗi thức ăn và kết nối với tế bào sống của gần như toàn bộ các sinh vật sống. Lượng phóng xạ trôi nổi trong bầu khí quyển nhiều đến mức các nhà nghiên cứu vẫn tìm thấy chúng trong ADN của những em bé sinh ra vào năm 2016. Và nó có trong cả bạn nữa đấy, phải tôi đang nói những người đang đọc bài này.

    Mặc dù rằng carbon-14 hoàn toàn không có hại, nhưng ý tưởng về việc người ta thử bom nguyên tử nhiều đến mức nó để lại dấu vết trong cơ thể người tới cả thời điểm này thì không hề dễ chịu một chút nào.

    Nhưng ít ra thì nó cũng có ích các nhà khoa học

    Trong một báo cáo khoa học năm 2013, có một lượng carbon-14 cực lớn trong thời kì những năm giữa 1955 và 1963. Chúng vẫn tìm đường len lỏi qua thực vật và vào mạng lưới thức ăn. Nhưng với mỗi giây trôi qua, nó lại phân rã đi chút ít và bầu không khí lại dần bớt đi được carbon-14.

    Điều đó có nghĩa là những tế bào mới có ít lượng carbon-14 hơn, và quá trình giảm bớt carbon đó đang tiếp diễn theo một chiều hướng dự đoán được.

    Trong vòng vài thập kỷ gần đây, những nhà nghiên cứu đã lợi dụng sự dễ đoán đó để tìm ra tuổi thọ chính xác của một tế bào cụ thể. Quá trình tìm hiểu rất đơn giản: lấy ra ADN của tế bào, đo lượng carbon-14 với công cụ chuyên dụng và rồi so sánh số liệu ấy với một bảng lượng carbon-14 phân rã từ năm 1963.

    Cách thức này đã được sử dụng để tìm ra dấu hiệu và tiến trình phát triển của bệnh ung thư, đưa hiểu biết của chúng ta về bệnh béo phì và tiểu đường đi xa hơn, chứng minh rằng tế bào não của chúng ta vẫn tiếp tục phát triển suốt quãng đời của con người.

    Theo như tính toán, các nhà nghiên cứu cho là lượng phóng xạ carbon-14 sẽ tan hết đi khi ta bước sang năm 2050.

    Điều đó xảy ra sẽ là điều tốt cho nhân loại. Cuối cùng thì chúng ta cũng sống sót nhiều năm mà không xảy ra một vụ nổ nguyên tử nào và những tàn dư còn lại của một thời kì thử bom nguyên tử có thể gọi là vô tội vạ sẽ biến mất. Nhưng trong một vài khía cạnh khác, về mặt y học và sinh học, ngày đó cũng sẽ là ngày chấm hết của cơ hội chỉ có một không hai trong lịch sử loài người hiện đại.

    Tham khảo BI

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày