Báo cáo cho thấy, nhân loại đã khiến Trái đất mất 60% số lượng động vật trong hơn 40 năm qua
Theo Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới, 60% động vật có xương sống trên Trái Đất đã không thể sống sót, sau khi con người tàn phá môi trường, sử dụng chất hóa học tràn lan và có quá nhiều chất thải.
- Nghiên cứu đầu tiên chứng minh cơ thể con người chúng ta đã xuất hiện hạt vi nhựa do ăn hải sản bị ô nhiễm
- Trung Quốc cho phép sử dụng sừng tê, cao hổ cốt sau lệnh cấm 25 năm khiến các nhà bảo vệ môi trường lo ngại
- Không còn bị đốt bỏ, hàng tồn của Burberry được tái chế thành sản phẩm thời trang vì môi trường theo cách rất đặc biệt
Một báo cáo mới đây của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới - WWF, được thực hiện bởi 59 nhà khoa học trên khắp thế giới, có tên là "Living Planet Index (LPI)" cho thấy: Con người đã khiến Trái Đất mất đi 60% số lượng động vật kể từ năm 1970.
Theo bản báo cáo, các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo rằng, việc động vật hoang dã đang chết dần chết mòn đang là một hồi chuông cảnh tình nguy cấp, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nền văn minh nhân loại của chúng ta.
Cụ thể, bản báo cáo đã đưa ra số liệu từ năm 1970 đến năm 2014, số lượng động vật có xương sống đã sụt giảm tới 60%. Động vật nước ngọt thậm chí còn sụt giảm khoảng 83%.
"Đây là lúc cả thế giới cùng sát cánh để đưa ra một thỏa thuận toàn cầu khẩn cấp nhằm bảo vệ thiên nhiên. Như thế giới đã làm với hiệp định khí hậu tại Paris năm 2015" - Bản báo cáo viết.
Mike Barrett, giám đốc điều hành mảng khoa học và bảo tồn tại WWF cho biết, nếu dân số của nhân loại bỗng giảm đi 60% thì cũng đồng nghĩa với việc, cả Bắc mỹ, Nam Mỹ, Châu Phi, Châu Âu, Trung Quốc và Châu Đại Dương sẽ không còn một bóng người, và đây cũng chính là những gì tương tự chúng ta đã làm với động vật hoang dã.
"Điều này còn nghiêm trong hơn việc chúng ta đơn thuần mất đi những kỳ quan thiên nhiên... Mà nó còn có nghĩa, con người đang gặp nguy hiểm trong tương lai. Thiên nhiên không chỉ để đẹp, nó còn là một hệ thống hỗ trợ sự sống cho nhân loại" - Ông Barret cho biết.
Biểu đồ thể hiện sự sụt giảm số lượng cá thể động vật hoang dã (Nguồn: Living Planet Index)
Cũng theo các nhà khoa học, khi quần thể động vật và môi trường sống bị phá hủy, chúng ta cũng đang hủy hoại nguồn không khí sạch, nước sạch và tất cả những gì nhân loại đang dựa vào để sống.
Rất nhiều nhà nghiên cứu tin rằng cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6 đã bắt đầu. Đại tuyệt chủng lần đầu bị gây ra bởi "Homo sapiens", chỉ loài người cổ, tổ tiên của chúng ta. Những phân tích gần đây cũng cho thấy, chính con người đã tiêu diệt 83% loài động vật và một nửa giống thực vật từ khi bắt đầu lập nên nền văn minh. Một khi cuộc đại tuyệt chủng diễn ra, Trái Đất sẽ phải mất từ 5 - 7 triệu năm nữa mới có thể khôi phục lại thiên nhiên.
Báo cáo LPI đã phân tích dữ liệu trên 16.704 loài động vật, chim, cá, bò sát và lưỡng cư, đại diện cho hơn 4.000 loài. Nguyên nhân chính là do môi trường sống bị phá hủy để canh tác nông nghiệp (3/4 diện tích đất trên toàn Trái Đất đã được con người tận dụng), giết hại động vật để làm thức ăn, nhiễm độc hóa học, buôn bán động vật gây nên bệnh tật, v.v...
Tham khảo Guardian
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời