Được mệnh danh là "Con mắt pha lê" của người Inuit, miệng núi lửa Pingualuit từng là điểm đến của những nhà thám hiểm tìm kiếm kim cương. Nhưng kho báu thực sự của nơi đây lại là những câu chuyện mà vùng biển sâu của nó có thể kể.
- Tại sao các nhà khoa học từng nghĩ rằng võng mạc của người chết là nơi lưu giữ ký ức?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu từ nay bạn không thèm rửa chân nữa?
- Ăn trộm sắt đường tàu xưa rồi, ở Ấn Độ trộm còn cuỗm hẳn cây cầu 500 tấn để bán đồng nát cơ
- Tầm quan trọng của đuôi đối với loài chó dưới cái nhìn của khoa học
- Sự tuyệt chủng của người Neanderthal không phải do tổ tiên chúng ta gây ra trong một sớm một chiều!
Đây là vùng cực bắc của Quebec, trong một vùng được gọi là Nunavik. Trở lại năm 1950, khu vực này đã được đăng tải trên khắp các mặt báo trên toàn cầu và được coi là kỳ quan thứ tám của thế giới. Không phải vì vùng đất hoang vu, và không phải do bất kỳ cấu trúc nhân tạo nào, mà vì đặc điểm địa chất khác biệt.
Miệng núi lửa Pingualuit, nằm ở Canada và nép mình ngay trong lãnh nguyên của bán đảo Ungava ở cực bắc Quebec, được biết đến với miệng núi lửa hình tròn hoàn hảo được hình thành do vụ va chạm của một thiên thạch xảy ra trên Trái đất hơn một triệu năm trước. Ngoài là một trong những hồ sâu nhất ở Bắc Mỹ, nó cũng được coi là hồ nước trong suốt và tinh khiết nhất trên thế giới, với tầm nhìn hơn 35 mét.
Lòng chảo rộng lớn này lần đầu tiên được xác định bởi phi hành đoàn của một máy bay Không quân Hoa Kỳ vào tháng 6 năm 1943, nhưng hình ảnh của nó chỉ được công khai vào năm 1950. Trước đó, miệng núi lửa chỉ được biết đến bởi những người Inuit địa phương, và họ đã đặt tên cho nó là "Crystal Eye of Nunavik" hay còn được gọi là "Con mắt pha lê".
Tuy nhiên, ngay sau khi thế giới hiện đại biết đến sự tồn tại của nó, miệng núi lửa này đã được thay đổi tên gọi rất nhiều lần. Ban đầu nó được gọi là "Miệng núi lửa Chubb" bởi một thợ săn kim cương và là người đầu tiên tổ chức sứ mệnh thám hiểm nơi đây - Frederick W. Chubb. Chubb hy vọng rằng miệng núi lửa là của một ngọn núi lửa đã tắt, trong trường hợp đó, khu vực này có thể chứa các mỏ kim cương tương tự như Nam Phi. Do đó, ông và nhà địa chất V. Ben Meen của Bảo tàng Hoàng gia Ontario đã thực hiện một chuyến đi ngắn bằng đường hàng không đến miệng núi lửa với Chubb vào năm 1950; Chính trong chuyến đi này, Meen đã đề xuất tên "Miệng núi lửa Chubb" và "Hồ Bảo tàng" cho vùng nước bất thường cách miệng núi lửa khoảng 3,2 km về phía bắc (ngày nay được gọi là hồ Laflamme).
Sau khi trở về, Meen đã tổ chức một chuyến thám hiểm thích hợp với sự hợp tác của Hiệp hội Địa lý Quốc gia và Bảo tàng Hoàng gia Ontario. Họ đi đến địa điểm này trên một chiếc thuyền bay PBY Catalina vào tháng 7 năm 1951, hạ cánh xuống Hồ Bảo tàng gần đó. Nỗ lực tìm kiếm các mảnh niken-sắt từ thiên thạch bằng máy dò mìn do Quân đội Hoa Kỳ cho mượn. Thế nhưng lần tìm kiếm này đã không thành công do đá granit trong khu vực có chứa nhiều magnetit.
Tuy nhiên, một cuộc khảo sát từ kế đã tìm thấy sự bất thường từ tính dưới vành phía bắc của miệng núi lửa, cho thấy rằng một khối lượng lớn vật liệu mang kim loại đã bị chôn vùi bên dưới bề mặt. Ban Địa lý QuebecMeen sau đó đã dẫn đầu chuyến thám hiểm thứ hai đến miệng núi lửa vào năm 1954. Cùng năm đó, tên của nó được đổi thành "Cratère du Nouveau-Quebec" - "Miệng núi lửa Quebec mới" theo yêu cầu của Ban Địa lý Quebec. Chỉ đến năm 1999, nó mới được đặt lại tên là "Pingualuit", có thể được dịch là "nơi Trái đất mọc lên". Miệng núi lửa và khu vực xung quanh hiện là một phần của Vườn quốc gia Pingualuit.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?