Bí kíp để tồn tại trong xã hội La Mã xưa là MẶT DÀY, vì gạch đá online ngày nay không bằng một góc
Đó là kết luận đã được một nhà sử học chứng minh qua nghiên cứu mới nhất của mình.
Một trong những yếu tố đáng sợ nhất của xã hội thời công nghệ, đó là thông tin bị lan tỏa quá nhanh. Chỉ cần một thông tin mang yếu tố gây sốc được tung lên là đủ để thu hút vô số gạch đá từ dư luận, bất kể tính chân thực đã được kiểm chứng hay chưa.
Nhưng theo giáo sư Martin Jehne từ ĐH Công nghệ Dresden (Đức), những tràng gạch đá mà cư dân mạng sử dụng ngày nay còn xa mới so được với những lời thóa mạ của con người trong quá khứ, mà cụ thể là thời La Mã cổ đại.
Tượng của Marcus Tullius Cicero - chính trị gia nổi tiếng của La Mã cổ đại cũng là người rất thường xuyên miệt thị người khác
Theo giáo sư Jehne, trình "khẩu nghiệp" của người La Mã khi xưa thực sự kinh khủng và tàn nhẫn. Họ sẵn sàng buông những lời miệt thị về tình dục để xúc phạm đối phương, thậm chí là vu khống. Và xúc phạm càng nặng, kẻ "khẩu nghiệp" càng nhận được nhiều lợi thế, đặc biệt là trên chính trường.
Đó là những gì được nêu trong nghiên cứu mới đây của giáo sư Jehne. Theo giáo sư, những ngôn từ miệt thị như vậy ở thời kỳ đó không có quá nhiều tác động đến chỗ đứng của người nói trong xã hội. Còn ngày nay, việc sử dụng ngôn từ không kiểm soát có thể khiến bạn bị phạt, hoặc khoá tài khoản trên các trang mạng xã hội.
"Người La Mã ngày xưa chẳng quan tâm lắm đến chuyện miệt thị và vu khống lẫn nhau. Có tội ác, có bất công, nhưng không có điều luật nào quy định về ngôn từ." - ông cho biết.
Các trường hợp vu khống trong đế chế La Ma (506 TCN đến năm 27) có thể xem là cực kỳ kinh khủng, kể cả khi so với tiêu chuẩn thời hiện đại.
"Marcus Tullius Cicero - chính trị gia nổi tiếng trong một lần bảo vệ tay sai của mình là Sestius, đã sẵn sàng vu khống đối thủ là Clodius ngay trước bàn dân thiên hạ, rằng người này đã loạn luân với cả anh trai lẫn em gái" - giáo sư chia sẻ. Dĩ nhiên, đó đều là những hành vi trái pháp luật tại La Mã cổ.
Để đáp trả, Clodius bảo rằng Cicero đang hành động như thể mình là vua - cũng là một cáo buộc có tính chất nghiêm trọng. Những lời nói công kích nặng nề như vậy bị cấm vào ngày nay, nhưng hoàn toàn được phép ở thời điểm đó.
Theo Jehne, chính trường thời La Mã là rất tàn khốc. Các ứng viên miệt thị lẫn nhau. Và trong các buổi hội đồng trước công chúng, người có địa vị còn phải hứng chịu một tràng sỉ vả của người dân mà không được trả thù - một biện pháp được cho là để xóa nhòa khác biệt tư tưởng giữa người giàu và người nghèo.
Cũng theo nghiên cứu, người La Mã dường như rất tự hào về cách mà họ khẩu nghiệp với nhau. "Họ coi đây là một hành động hết sức quan trọng về mặt văn hóa, là cách để công dân giao tiếp với nhau. Khi bị xúc phạm, bạn phải cố mà đứng vững, rồi phản công lại nếu có thể,"
Tham khảo: Daily Mail
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming