"Binh đoàn robot" từ quốc gia tỷ dân vừa đông vừa mạnh, hàng xóm sát cạnh không chống cự nổi: Nhiều nhà hàng thất thủ
Robot đến từ quốc gia hàng xóm xuất hiện nhan nhản tại các nhà hàng trên khắp Hàn Quốc, trong khi các nhà sản xuất trong nước thừa nhận họ không thể đấu lại.
- Người phụ nữ bất ngờ nhận thông báo "bị truy nã, tiền đang gửi ngân hàng là từ buôn ma túy", đã cảnh giác nhưng vẫn mất 3 tỷ đồng vì kẻ lừa đảo đưa ra thông tin bí mật
- Quốc gia duy nhất cung cấp giao thông công cộng miễn phí kèm WiFi miễn phí
- Xe tải khổng lồ của tỷ phú Trung Đông: Nặng 50 tấn, 4 phòng ngủ, dùng nhiều linh kiện của tàu thủy và máy xúc
Làn sóng robot bồi bàn giá rẻ đến từ các công ty công nghệ Trung Quốc đang gây lo lắng về sự cạnh tranh ở Hàn Quốc.
Robot bồi bàn là dạng robot chuyên đưa món ăn đến và đi từ bàn của thực khách, rất được các chủ nhà hàng Hàn Quốc ưa chuộng, trong bối cảnh họ đang gặp khó khăn khi tuyển dụng nhân viên do thiếu lao động và lương tăng cao.
Nhiều thực khách đã bày tỏ sự ưa thích đối với "dịch vụ không chạm" này sau dịch bệnh.
Kwon Hyang-jin, người sử dụng robot trong nhà hàng Ý ở phía đông Seoul, cho biết: "Tôi không phải lo lắng về việc thuê người nữa. Nó không bao giờ bị ốm hay phàn nàn về khối lượng công việc".
Tuy nhiên, chương trình khuyến khích sử dụng robot không chú trọng xuất xứ của chính phủ đang làm suy yếu ngành công nghiệp robot nội địa của Hàn Quốc, vốn được coi là chìa khóa để giảm bớt tình trạng thiếu lao động tại quốc gia có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới.
"Chúng tôi lo lắng khi robot giá rẻ của Trung Quốc đang thống trị thị trường vì rất khó để cạnh tranh với họ về giá", giám đốc điều hành của một nhà phân phối robot nội địa hàng đầu trong nước bày tỏ.
"Chúng tôi đang cố gắng khắc phục điểm yếu về giá bằng các robot chất lượng cao hơn, nhưng điều này không hề dễ dàng".
Theo Hiệp hội Công nghiệp Robot Hàn Quốc, khoảng 5.000 robot phục vụ đã hoạt động trong các nhà hàng Hàn Quốc vào năm ngoái, tăng 67% so với năm 2021. Con số này dự kiến sẽ tăng gấp đôi lên 10.000 trong năm nay.
Nhưng thị trường đang phát triển bị chi phối bởi nhiều công ty nước ngoài. Các nhà sản xuất Trung Quốc đã sản xuất hơn 70% robot phục vụ hoạt động tại Hàn Quốc vào năm ngoái. Robot Trung Quốc, có giá từ 10 triệu Won (7.460 USD) đến 30 triệu Won, được cho là rẻ hơn 1/5 so với robot Hàn Quốc.
"Các chủ nhà hàng thích robot Trung Quốc hơn vì chúng rẻ và chức năng tốt chẳng kém robot do Hàn Quốc sản xuất", một giám đốc điều hành trong ngành cho biết.
"Về mặt công nghệ, người Trung Quốc không hề đi sau chúng tôi. Nhưng họ đã thương mại hóa robot phục vụ sớm hơn và có tính cạnh tranh hơn về mặt chi phí".
Không thể cạnh tranh
Theo Liên đoàn Robot Quốc tế, Hàn Quốc có "mật độ robot" cao nhất thế giới, với 1.000 robot công nghiệp trên 10.000 nhân viên sản xuất, so với 399 ở Nhật Bản, 322 ở Trung Quốc và 274 ở Mỹ.
Robot được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy sản xuất ô tô và chất bán dẫn ở Hàn Quốc, nhưng chúng cũng ngày càng trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày.
Vào tháng 4, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua luật cho phép robot giao hàng hoạt động trên vỉa hè và đi vào các khu vực công cộng. Tháng trước, văn phòng giáo dục thủ đô Seoul đưa ra kế hoạch thí điểm sử dụng robot nấu ăn để chuẩn bị đồ ăn tại các trường công lập.
Theo Viện Thông tin Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc, thị trường robot dịch vụ Hàn Quốc dự kiến sẽ tăng gần gấp đôi doanh thu từ 530 triệu USD trong năm nay lên 1 tỷ USD vào năm 2026, mức tăng trung bình hàng năm là 23%.
Các công ty Hàn Quốc đang phản ứng lại bằng các robot phục vụ tinh vi hơn dành cho khách sạn và robot giao hàng phục vụ các tòa nhà và căn hộ.
Theo Liên đoàn Công nghiệp Hàn Quốc, các công ty robot Hàn Quốc tụt hậu so với các công ty cùng ngành ở Nhật Bản, Mỹ, Đức và Trung Quốc về khả năng cạnh tranh vì phụ thuộc quá nhiều vào các bộ phận nước ngoài và sự suy yếu của Hàn Quốc trong phát triển phần mềm.
Một giám đốc điều hành trong ngành cho biết: "Không dễ để đảm bảo khả năng cạnh tranh về giá vì chúng tôi phải nhập khẩu hầu hết các linh kiện từ Trung Quốc, Nhật Bản và châu Âu trong khi các đối thủ Trung Quốc chủ yếu sử dụng linh kiện trong nước".
Trong nỗ lực thúc đẩy áp dụng robot, chính phủ Hàn Quốc cung cấp cho người mua nguồn vốn trị giá lên tới 70% giá mua robot, bất kể nguồn gốc của nó. Nhưng không giống như Mỹ, Hàn Quốc không áp thuế đối với robot nhập khẩu từ Trung Quốc.
Điều đó mang lại cho các chủ nhà hàng cơ hội mua – hoặc phổ biến hơn là thuê – robot phục vụ Trung Quốc với giá rẻ hơn từ 10 đến 20% so với các robot Hàn Quốc.
Chủ nhà hàng Kwon đã sử dụng một robot phục vụ do Trung Quốc sản xuất được thuê từ B-Robotics, công ty con của nhà điều hành nền tảng giao đồ ăn lớn nhất đất nước Woowa Brothers, với giá 300.000 Won (225 USD) mỗi tháng.
Trong khi mức lương tối thiểu hàng tháng của một nhân viên ở Hàn Quốc là khoảng 2 triệu won.
Lee So-yeon, khách hàng 26 tuổi đang ăn trưa với chị gái tại nhà hàng của Kwon, cho biết: "Thật thú vị khi được phục vụ bởi robot. Tôi đã lo lắng nó có thể va vào thứ gì đó, nhưng không hề có sự bất tiện nào xảy ra".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"