Boeing ra mắt chiến đấu cơ F-15QA phiên bản Qatar: hiện đại nhất trong gia đình máy bay tiêm kích F-15
F-15QA (Qatar Advanced) là phiên bản tiên tiến nhất trong toàn bộ dòng máy bay chiến đấu F-15 tính tới thời điểm này.
Hôm 26 tháng 8 vừa qua, cơ quan báo chí của Boeing thông báo rằng họ vừa tổ chức nghi lễ chuyển giao cho Qatar chiếc F-15 phiên bản QA đầu tiên trong số 36 máy bay chiến đấu F-15QA mà nước này đã đặt hàng. Buổi lễ đã diễn ra tại nhà máy St. Louis của Boeing với nhiều quan chức của cả hai quốc gia tham dự. Như vậy, không quân Qatar đã chính thức được trang bị "Đại bàng Mỹ".
Phiên bản này được phát triển từ mẫu F-15SA cho không quân Arab Saudi, dựa trên mẫu tiêm kích đa năng F-15E Strike Eagle của không quân Mỹ.
Theo Boeing, F-15QA (Qatar Advanced) là phiên bản tiên tiến nhất trong toàn bộ dòng máy bay chiến đấu F-15 tính tới thời điểm này. Phiên bản QA được trang bị buồng lái bằng kính, hệ thống điện tử hàng không tiên tiến cũng như hệ thống radar và tác chiến điện tử thế hệ mới nhất. Cụ thể:
F-15QA được lắp tổ hợp trinh sát và bám bắt hồng ngoại (IRST) AN/AAS-42 Tiger Eyes, cùng radar mảng pha quét điện tử chủ động AN/APG-82(V)1 thay mẫu AN/APG-63(V)3 của dòng F-15SA.
Boeing-Built F-15QA First Flight
Radar mảng pha quét điện tử chủ động AN/APG-82 được đánh giá có năng lực tác chiến vượt gấp hai lần so với các loại radar được trang bị trên phiên bản F-15E.
F-15QA còn có khả năng mang tối đa 16 tên lửa đối không tầm xa AIM-120 AMRAAM. Khi mang trên loại giá treo đặc biệt, F-15QA còn có thể mang theo tới 24 quả tên lửa các loại. Đây là con số khá ấn tượng trong khi các chiến đấu cơ Nga thường chỉ mang được tối đa 12 quả.
Trong khi các máy bay chiến đấu Su-30/35/57 của Nga chỉ có khả năng mang 8 tấn vũ khí, thì tổng tải trọng vũ khí của phiên bản F-15QA lên tới gần 12 tấn. Đây hiện là loại chiến đấu cơ đa năng có khả tải trọng vũ khí lớn nhất hiện nay.
Buồng lái của F-15QA cũng được thiết kế lại, sử dụng một màn hình phẳng cỡ lớn tương tự tiêm kích tàng hình F-35, thay thế các màn hình cỡ nhỏ và đồng hồ cơ học trên mẫu F-15 nguyên bản.
Lễ ra mắt chiếc máy bay chiến đấu F-15QA đầu tiên
Lô máy bay F-15QA đầu tiên sẽ được chuyển đến Qatar vào cuối năm nay - sau khi các phi công Qatar hoàn thành quá trình huấn luyện tác chiến trên mẫu máy bay mới này. Theo một nguồn tin không chính thức, lô đầu tiên gồm sáu máy bay chiến đấu. Các đợt giao hàng tiếp theo (hàng quý) sẽ ít hơn - bao gồm bốn chiếc.
36 chiếc máy bay F-150QA này chỉ là một phần trong số các hợp đồng quân sự trị giá hơn 6,2 tỷ USD mà Boeing đã ký với Qatar từ năm 2017 tới nay.
Vào năm 2019, Boeing đã ký với Qatar 3 hợp đồng bán quân sự trị giá hơn 800 triệu USD chỉ chuyên về hậu cần và đào tạo phi công phục vụ cho loại máy bay F-15QA mới này.
Theo hợp đồng đầu tiên trị giá 240 triệu USD được ký kết vào năm 2019, Boeing sẽ hỗ trợ Không quân Qatar Emiri (QEAF) quản lý chương trình F-15QA, bảo trì và đào tạo phi công trong thời hạn 5 năm.
Sơn rằn ri cho chiếcF-15QA theo yêu cầu của Qatar
Một hợp đồng khác trị giá không vượt quá 68 triệu USD có nội dung Boeing sẽ cung cấp hỗ trợ bảo trì và hậu cần cho QEAF trong quá trình đào tạo trước khi giao máy bay F-150QA.
QEAF sẽ cử phi công và người vận hành hệ thống vũ khí tới Mỹ. Tại đó, phi hành đoàn sẽ học cách vận hành độc lập F-15QA trước khi tiếp nhận máy bay mới.
Theo hợp đồng thứ ba (và cũng là hợp đồng có giá trị lớn nhất - hơn 500 triệu USD) được ký vào tháng 11 năm 2020, Boeing sẽ cung cấp cho QEAF các loại phụ tùng trong nước và hỗ trợ hậu cần.
Giới phân tích đánh giá, phiên bản F-15QA đã một lần nữa sẽ làm rạng danh chiến đấu cơ F-15 với biệt danh "đại bàng bất bại" của Mỹ. Trong lịch sử, những chiếc F-15 (các phiên bản) đã lập hàng trăm chiến công nhưng lại chưa một lần bị chiến đấu cơ đối phương bắn hạ.
F-15 Eagle là mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của Mỹ. Nó được phát triển vào năm 1972 và 4 năm sau đó bắt đầu phục vụ trong Không quân Hoa Kỳ. Kể từ năm 1976, đã có hơn 1.500 chiếc máy bay chiến đấu F-15 được sản xuất với nhiều biến thể khác nhau. Ngoài Hoa Kỳ, các máy bay này còn được phục vụ trong quân đội của Nhật Bản, Ả Rập Xê-út, Israel, Hàn Quốc và Singapore.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"
Không chỉ là một mô hình AI mới, sự ra đời của Gemini 2.0 còn được Google xem như là cột mốc chuyển giao sang thời đại của các "tác nhân AI".
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI