Các nhà khoa học chế tạo thành công kính áp tròng với khả năng tự phóng ra tia laser
Tuy nhiên, cường độ của tia laser này là rất nhỏ, không đủ mạnh để gây ra tổn thương nào và sẽ được ứng dụng trong lĩnh vực an ninh, bảo mật.
Mới đây, một nhóm các nhà khoa học đã nghiên cứu chế tạo lớp phim dẻo siêu mỏng với khả năng tự phát ra tia laser, và tích hợp thành công trên bộ kính áp tròng (contact len) chuyên dụng. Điều này đồng nghĩa với việc giờ đây, chúng ta có thể phóng ra những luồng tia laser mạnh mẽ từ chính đôi mắt của mình, giống hệt như siêu anh hùng Cyclops trong series X-Men đình đám.
Về mặt lý thuyết và hình ảnh thì là thế, nhưng thực chất tia laser phóng ra từ lớp phim này có cường độ cực nhỏ và không đủ mạnh để gây ra bất cứ tổn thương nào. Thay vào đó, các nhà nghiên cứu cho biết mục đích của họ là ứng dụng công nghệ mới này vào các loại thẻ an ninh như mác quần áo điện tử hay thậm chí là đóng vai trò máy quét mã vạch trong các cửa hàng, siêu thị.
Lớp màng siêu mỏng với khả năng tự phát tia laser có thể gắn trên các bộ lens mắt mà con người thường sử dụng.
Cụ thể, lớp màng phim này có chứa loại vật chất siêu mỏng (chưa đến 1/1.000 milimet) với độ deo cực cao. Điều này cho phép các nhà khoa học dễ dàng gắn nó vào giấy polyme và cả nhựa mềm - thường được dùng cho các loại kính áp tròng dẻo.
Neil Savage, một trong các nhà nghiên cứu của dự án này cho biết tia laser sẽ được tạo ra nhờ một lớp lưới sắt siêu nhỏ gắn trên màng polyme. Bước sóng ánh sáng laser được tạo ra sẽ dao động từ 420 - 700nm tùy theo cấu trúc của lưới sắt và người dùng có thể hoàn toàn tự điều chỉnh theo nhu cầu của mình.
Mặt khác, cường độ của tia laser này cũng chỉ rơi vào khoảng 1 nanowatt (tương đương với 1/1 tỉ watt) và không đủ để thắp sáng một bóng đèn cỡ nhỏ. Tuy nhiên, 1 nanowatt cũng đã đủ để có thể sử dụng trong các thiết bị máy quét laser và rất có thể sẽ mang đến nhiều thay đổi lớn trong lĩnh vực an ninh và bảo mật.
Không chỉ dừng lại ở mô hình mắt, các nhà nghiên cứu còn thử nghiệm trực tiếp trên móng tay của mình.
Để thử nghiệm công nghệ mới của mình, các nhà nghiên cứu đã gắn lớp phim cho một bộ kính áp tròn và đeo vào mô hình cầu mắt với kích thước tương đương với thực tế cùng cấu trúc giống như mắt của con người. Họ thậm chí còn gắn lớp phim này trên móng tay của một trong số các nhà nghiên cứu. Cả hai lần thử nghiệm đều diễn ra thành công, và quan trọng hơn cả là vẫn đảm bảo an toàn đối với mắt người dùng (nếu được sử dụng trong điều kiện thực tế).
Cuối cùng, các nhà nghiên cứu cũng khẳng định việc sản xuất đại trà lớp phim này cũng không gặp nhiều khó khăn với điều kiện công nghệ hiện tại: “Nhờ công nghệ in nano và máy in phun hữu cơ, chúng tôi hoàn toàn có thể dễ dàng sản xuất đại trà lớp màng phim laser với chi phí thấp”.
Bài báo cáo chi tiết về công nghệ mới này đã được đăng tải trên tạp chí Nature Communications. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm thông tin chi tiết tại đây.
Theo ScienceAlert
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"