Levi sử dụng tia laser để mài quần jean, rút ngắn thời gian sản xuất, loại bỏ công đoạn dùng hóa chất độc hại
"Một khi chúng tôi dẫn đầu, các hãng khác sẽ thường đi theo", Bart Sights, Phó Chủ tịch mảng cải tiến kỹ thuật nói.
Levi Strauss, hãng quần jean nổi tiếng thế giới, vừa mang tới một công nghệ kỹ thuật số mới để xử lý quần bò. Họ sử dụng tia laser để tạo ra những thiết kế trên lớp vải bò, một công đoạn mà trước đây phức tạp hợp nhiều.
Với tên gọi là Dự án FLX, viết tắt cho Future-Led Execution – Xử lý Bằng đèn LED của tương lai, kỹ thuật này sẽ loại bỏ hoàn toàn bước xử lý quần bằng hóa chất độc hại và giảm đi những bước xử lý quần thủ công mệt mỏi trước đây. Trước khi Dự án FLX ra đời, một chiếc quần jean phải mất từ 18 tới 24 bước để hoàn thiện, giờ chỉ còn 3 bước mà thôi.
Dự án sản xuất quần jean mới của Levi, vừa nhanh vừa bảo vệ được môi trường.
Levi dự định mở rộng dự án này cho mọi cơ sở thuộc chuỗi cung ứng sản phẩm chất liệu vải denim.
"Bước đầu tiên trong quy trình mới này là chụp ảnh chiếc quần jean lại, sau đó chúng tôi lấy tấm ảnh ấy và minh họa lại để hệ thống laser có thể hiểu được. Trước đây, cách thức truyền thống cần tới 8, 10 hay 12 phút để thực hiện, giờ thì hệ thống laser có thể làm trong 90 giây", đó là lời khẳng định của Bart Sights, Phó Chủ tịch mảng cải tiến kỹ thuật, bộ phận chịu trách nhiệm sáng tạo có tên Phòng thí nghiệm Eureka. Những tia laser này là tia hồng ngoại khắc lên lớp vải jean một thiết kế đã có trước, tạo hiệu ứng mài mòn và rách thường thấy trên quần.
Hãng Levi nói rằng trong vòng 30 năm qua, ngành công nghiệp quần áo đã sử dụng cách thức thủ công cùng với một quy trình xử lý quần bằng hóa chất để tạo ra thiết kế mài trên quần. Dự án này là bước tiến của công ty hưởng ứng tuyên bố "không sử dụng hóa chất độc hại vào năm 2020". Hệ thống laser sẽ thay thế luôn hóa chất xử lý quần, giảm độc hại cho công nhân và giảm ô nhiễm cho môi trường.
Một phần tiến bộ khác dự án này đó là dụng cụ tạo hình mới, có thể tạo ra những mẫu quần hoàn thiện trên máy tính. Nó sẽ cho phép các nhà thiết kế chỉnh sửa màu, thay đổi thiết kế của những vết rách hay vết xé. Trước đây, quần mẫu thường là sản phẩm thật, vẫn được tạo ra bằng những phương pháp làm quần thông thường: sử dụng hóa chất, xử lý quần bằng tay để tạo ra sản phẩm thử nghiệm.
Công ty tuyên bố rằng công cụ kỹ thuật số mới này sẽ giảm thời giản sản xuất quần xuống một nửa, từ vài tháng xuống còn vài tuần hay thậm chí là vài ngày. Những mẫu quần kỹ thuật số kia sẽ được đưa vào hệ thống laser, vừa có thể tạo ra sản phẩm mẫu mà vừa có thể thành một dây chuyền sản xuất hàng loạt.
Dự kiến, năm 2020, nền tảng công nghệ kỹ thuật số này sẽ được hoàn thiện và áp dụng rộng rãi trên các dây chuyền của Levi.
Tuy nhiên, Levi không phải công ty duy nhất sử dụng công nghệ cao để tạo sản phẩm.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"