Cái nhìn sơ lược về Tearline - ứng dụng của điệp viên Mỹ, bạn có thể tải về nhưng không thể đăng nhập

    Nam Le,  

    Chris Rasmussen, một chuyên viên phân tích của cơ quan tình báo Mĩ, vẫn luôn nung nấu ước mơ đổi mới cách lưu trữ thông tin và xử lý các báo cáo tình báo trên toàn thế giới.

    Là một chuyên viên phân tích tại Cơ Quan Tình báo Địa không gian Quốc Gia (National Geospatial-Intelligence Agency), công việc của Chris Rasmussen luôn xoay quanh các tổ chức chính phủ với những tài liệu tuyệt mật. Tuy nhiên, ông đang gấp rút chuẩn bị để cho ra mắt với công chúng thành quả mới nhất của mình, thứ mà ông cho là sẽ thay đổi hoàn toàn cách hoạt động của cơ quan tình báo Mỹ.

    Thành quả được nói trên chính là Tearline, một ứng dụng đa nền tảng dưới thiết kế của một trang Wiki dành riêng cho các sĩ quan tình báo Mỹ. Mục đích chính của ứng dụng này chính là cho phép người dùng đọc và viết các bản báo cáo không mã hóa với đầy đủ các công cụ như biểu đồ, đánh giá và khả năng cập nhật theo thời gian. Bất kì ai cũng có thể tải ứng dụng này về tại link này với iOS, nhưng chỉ có những sĩ quan sở hữu các chứng nhận của chính phủ mới có thể đăng nhập.

     Tearline, ứng dụng dành riêng cho các điệp viên Mĩ

    Tearline, ứng dụng dành riêng cho các điệp viên Mĩ

    Trong hơn một thập kỉ vừa qua, Rasmussen đóng góp rất nhiều công sức trong việc củng cố cách mà các tổ chức tình báo Mỹ viết và xử lý các báo cáo dựa trên các thông tin được gửi về. Ông chính là nhân tố chính trong việc sáng lập và đưa vào vận hành Intellipedia, một trang Wikipedia cho các điệp viên. Sau đó, ông phát triển Living Intelligence, chương trình đa quốc gia cho phép các cơ quan tình báo các nước chia sẻ thông tin để đưa ra các phỏng đoán cần thiết.

    Bằng cách tách các thông tin không cần mã hóa khỏi tài liệu tuyệt mật, Tearline mở ra một hướng đi mới. Thay vì sử dụng các thông tin được lưu trữ sẵn, vốn luôn luôn là thông tin mật và được mã hõa, các bản báo cáo tạo bởi Tearline sử dụng các thông tin đại chúng, xóa bỏ rào cản về sự đa dạng của nguồn tin tình báo.

    Vào năm 2015, Rasmussen tập hợp lại một tổ chức có tên gọi là Pathfinder gồm các thành viên của cơ quan tình báo các nước nhằm tìm ra câu trả lời cho 2 vấn đề chính. Liệu phần không cần mã hóa của một bản báo cáo có thể dựa trên các thông tin đại chúng hay không ? Và nếu có thể, liệu có ai dùng không ?

     Chris Rasmussen trong môi trường làm việc của Pathfinder

    Chris Rasmussen trong môi trường làm việc của Pathfinder

    Tearline chính là câu trả lời cho vấn đề thứ nhất. Nhưng những thử thách lại nằm ở vấn đề thứ hai.

    “Tearline hoàn toàn có thể thất bại. Có lẽ họ sẽ không tải nó về. Có lẽ họ sẽ tiếp tục làm việc ở SCIF mà thôi” - Rasmussen đang nhắc tới Trung tâm Thông tin Tuyệt mật (SCIF), nơi mà các sĩ quan cấp cao xử lý các báo cáo.

    Khi nhắc tới các cơ quan tình báo, ai cũng nghĩ đến các tài liệu tuyệt mật về các bí mật quan trọng của quốc gia. Tuy nhiên, phần lớn thông tin mà các cơ quan này thu thập chẳng có gì là tuyệt mật cả. Trong một bản báo cáo, chỉ có khoảng 20% số lượng thông tin được cho là tuyệt mật và 80% còn lại là các thông tin bên lề cũng như hoàn cảnh xảy ra để người đọc có thể hiểu được phần “tuyệt mật”.

    Đây cũng chính là nguồn gốc của cái tên Tearline, một nét đứt kết thúc phần thông tin bên lề của bản báo cáo.

    Lạ kì thay, 80% thông được nhắc đến bên trên lại được lưu trữ tại mạng lưới thông tin bảo mật của các cơ quan tình báo và chỉ được truy cập từ nội bộ. Điều này gây ra khá nhiều phiền toái, giới hạn khả năng sử dụng thông tin và kéo dài thời gian làm việc tại các trung tâm dữ liệu mặc dù các thông tin này không hề thuộc diện bảo mật.

    Câu trả lời cho vấn đề thứ hai của Rasmussen được giải đáp thông qua cuộc đối thoại giữa ông và một sĩ quan cấp cao tại Nhà Trắng.

    “Tôi thức dậy vào 5 giờ sáng mỗi ngày và có một cuộc họp ngắn với Tổng thống vào 9 giờ sáng. Nếu anh có thể cung cấp cho tôi 80% thông tin mà anh nhắc tới của mỗi bản báo cáo trước khi tôi đặt chân vào trung tâm bảo mật, điều đó thật là tuyệt vời.”

    Với cả hai câu trả lời cần thiết, Rasmussen bắt tay vào phát triển Tearline. Đây là lúc mà sự tự do của công nghệ thông tin không cần bảo mật phát huy tác dụng. Đội ngũ phát triển của ông áp dụng công nghệ từ các ứng dụng hoàn toàn trái với thông lệ của cơ quan tình báo như Slack, Google Hangout, Skype và tất cả các thứ khác mà họ muốn.

    Kết quả mà đội ngũ này đem lại chính là một ứng dụng chuyên dùng để viết các báo cáo không thuộc dạng bảo mật. Điểm mấu chốt của ứng dụng này chính là thiết kế các dạng báo cáo, sắp xếp các tiêu đề một cách chính xác và hiệu quả nhất để luôn luôn có thể phản ảnh kết quả của sự việc được trình bày.

     Giao diện của một bản báo cáo

    Giao diện của một bản báo cáo

    IDEO, công ti phụ trách về mặt thiết kế, đảm bảo rằng Tearline sẽ là một ứng dụng đơn giản, dễ làm quen và dễ sử dụng. Tất cả các báo cáo đều có 1-2 dòng thông tin vắn tắt, theo sau bởi các phân tích chuyên sâu hơn. Mỗi phần của ứng dụng đều có hướng dẫn hỗ trợ người dùng sao cho báo cáo của họ thật chi tiết. Ngoài ra, Tearline cũng hỗ trợ lưu trữ các thay đổi vào dòng thời gian, không gian để đặt câu hỏi, đưa ra các dự đoán và nguồn của thông tin được cung cấp trong bài báo cáo.

     Tính năng biểu đồ và chèn video rât hữu ích của Tearline

    Tính năng biểu đồ và chèn video rât hữu ích của Tearline

     Cùng với dòng thời gian cho phép người dùng theo dõi các thay đổi của báo csao

    Cùng với dòng thời gian cho phép người dùng theo dõi các thay đổi của báo csao

    Thành công của Tearline phụ thuộc vào mức độ tương tác của người dùng. Ngoài các bản báo cáo mà đội ngũ phát triển đã viết sẵn nhằm đưa ra giá trị ban đầu cho ứng dụng này, tất cả các thông tin trên Tearline đều sẽ do các sĩ quan cấp cao bổ sung thông qua các bản báo cáo của họ.

    “Nếu không có thêm 10 bản báo cáo trong 90 ngày tới, ứng dụng sẽ ngừng hoạt động.“ - Rasmussen cho biết

    Rasmussen tin rằng ông đang đi đúng hướng và sẽ cách mạng hóa phương pháp viết báo cáo của các cơ quan tình báo của Mĩ cũng như trên toàn thế giới.

    Tham khảo Wired

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ