Canh bạc thứ 2 của Mark Zuckerberg: Trở thành kẻ bị bỏ rơi trong cuộc chiến AI, tham gia sớm nhưng giờ bị hắt hủi vì tuyển toàn các 'chuyên gia'

    Băng Băng , Nhịp sống thị trường 

    Vào tháng 5/2023, Nhà Trắng đã không hề mời Mark Zuckerberg đến tham dự hội thảo các nhà lãnh đạo về trí thông minh nhân tạo dù Meta là một trong những người đi tiên phong ở lĩnh vực này.

    Canh bạc thứ 2 của Mark Zuckerberg: Trở thành kẻ bị bỏ rơi trong cuộc chiến AI, tham gia sớm nhưng giờ bị hắt hủi vì tuyển toàn các 'chuyên gia' - Ảnh 1.

    Tờ Wall Street Journal (WSJ) cho hay Mark Zuckerberg đang phải làm một điều mà nhà sáng lập này cực kỳ ghét, đó là "theo đuôi kẻ khác trong một lĩnh vực công nghệ mới".

    Cách đây 10 năm, nhà sáng lập này đã nhìn thấy được tiềm năng của trí thông minh nhân tạo (AI) và đầu tư lượng lớn nguồn lực cho nghiên cứu. Chính Facebook là người đã thuê Yann LeCun, một trong những chuyên gia tiên phong của mảng này.

    Thế nhưng giờ đây, kẻ thắng cuộc lại là ChatGPT của Microsoft và những cái tên nổi tiếng trong ngành khác như Google mà tuyệt nhiên không có Meta (Facebook).

    Câu chuyện của Mark Zuckerberg đắng cay hơn nhiều so với Google. Trong khi công cụ tìm kiếm số 1 thế giới chỉ xao nhãng và quá cẩn thận để Microsoft hái quả ngọt trước thì Facebook bị đánh giá là “kẻ ngốc” thực sự khi đầu tư sớm nhưng vứt xó công nghệ này để rồi giờ đây hối hận.

    Canh bạc thứ 2 của Mark Zuckerberg: Trở thành kẻ bị bỏ rơi trong cuộc chiến AI, tham gia sớm nhưng giờ bị hắt hủi vì tuyển toàn các 'chuyên gia' - Ảnh 2.

    Tệ hơn, sau canh bạc được cho là thất bại với vũ trụ ảo, Mark bắt đầu dồn sức cho canh bạc tiếp theo là AI, nhưng rủi ro thất bại cũng là rất cao.

    Trong khi mảng vũ trụ ảo bị Apple tham chiến cạnh tranh thì Facebook lại đang tụt hậu quá xa về AI so với cả Microsoft và Google. Dù tập đoàn này đã cố gắng chuyển chiến lược tập trung cho AI sau quãng thời gian dài dồn lực cho vũ trụ ảo nhưng không có kết quả, thế nhưng rất nhiều tài năng được Mark Zuckerberg tuyển về thời kỳ đầu trong mảng này đã ra đi.

    Hậu quả của “một năm hiệu quả” như lời tuyên bố với hàng loạt cuộc sa thải lớn đã đẩy 1/3 số tác giả các công trình nghiên cứu AI tại Meta rời bỏ tập đoàn này trong năm vừa qua.

    Nhận thức được sai lầm của mình, Mark Zuckerberg đã thành lập một nhóm phát triển AI mới và được quyền báo cáo trực tiếp với giám đốc sản phẩm Chris Cox. Đích thân nhà sáng lập Facebook đã yêu cầu các nhân viên phải phát triển mô hình AI cho mọi sản phẩm, từ nội dung, hình ảnh cho đến audio để có thể áp dụng vào “mọi dịch vụ của chúng ta”.

    Gần đây, Mark Zuckerberg đã tiết lộ về một AI mang tên Voicebox có thể đọc văn bản theo những biểu cảm khác nhau, hoặc lọc âm thanh theo nội dung văn bản chính. Tuy nhiên phía Meta chưa có bình luận gì về dự án này cũng như bao giờ sản phẩm sẽ được ra mắt.

    Cả Mark Zuckerberg lẫn các nhà lãnh đạo khác của Meta đều tuyên bố rằng AI đang là trụ cột thứ 3 bên cạnh vũ trụ ảo và mạng xã hội trong chiến lược phát triển dài hạn của tập đoàn. Thế nhưng sự thất bại của Vũ trụ ảo cũng như chậm chân trong AI đến mức bị hắt hủi khiến giới truyền thông mỉa mai slogan của công ty từ “đi nhanh phá vỡ” (Move Fast and Break Things) thành “đi chậm phá hỏng” cả đế chế 600 tỷ USD.

    Vào tháng 5/2023, Nhà Trắng đã không hề mời Mark Zuckerberg đến tham dự hội thảo các nhà lãnh đạo về trí thông minh nhân tạo dù Meta là một trong những người đi tiên phong ở lĩnh vực này.

    Canh bạc thứ 2 của Mark Zuckerberg: Trở thành kẻ bị bỏ rơi trong cuộc chiến AI, tham gia sớm nhưng giờ bị hắt hủi vì tuyển toàn các 'chuyên gia' - Ảnh 3.

    Yann LeCun

    Nỗi hổ thẹn của Mark

    Tờ WSJ nhận định Mark Zuckerberg vốn là một nhà sáng lập có tầm nhìn khi có những quyết định đúng đắn trước đây. Ví dụ như việc chuyển hướng tập trung của Facebook từ máy tính cá nhân sang giao diện thân thiện với smartphone hay việc tạo nên phần đăng tin trên Instagram để thu hút người dùng từ Snapchat.

    Những bước đi đúng đắn này đã góp phần đem lại thành công cho Meta như ngày nay. Cũng tương tự với AI, Mark đã bắt đầu đổ tiền cho mảng này từ năm 2013 khi tuyển về hàng loạt những nhân tài hàng đầu trong ngành mà tiêu biểu là giáo sư Yann LeCun của trường đại học New York, vốn là một chuyên gia tiên phong trong lĩnh vực AI.

    Tuy nhiên bước đi này bị đánh giá là có vấn đề khi LeCun xuất thân từ giới học thuật nên thay vì tuyển dụng các kỹ sư, ông ta lại ưu tiên các nhà khoa học dựa trên kết quả nghiên cứu học thuật, nặng về lý thuyết hơn là phát triển sản phẩm thực tế cho Meta.

    Nguồn tin của WSJ cho biết các phòng nghiên cứu AI của Meta trở nên cực kỳ hấp dẫn với những tài năng hàng đầu về học thuật nhưng lại gặp rất nhiều khó khăn để biến chúng thành sản phẩm thương mại hóa, đem về lợi nhuận.

    Thêm nữa, sự đa dạng cũng như tính cách tự chủ của các nhà khoa học khiến họ theo đuổi các dự án độc lập thay vì hướng đến một chiến lược toàn diện, liên kết các sản phẩm cho Meta. Hậu quả là Mark phải chia nhỏ các nhóm nghiên cứu và phân bố nguồn lực phân tán, không đồng đều để rồi chẳng thể cho ra một sản phẩm hữu dụng nào ngoài vô số các dự án tiềm năng trên giấy.

    Tệ hơn, dù phát triển AI nhưng Meta lại chậm chạp trong việc xây dựng trung tâm dữ liệu với các con chip mạnh cần thiết để hoàn thiện mô hình. Suy cho cùng LeCun là một giáo sư đại học đàm việc trên giấy chứ không phải kỹ sư nên việc thực hành, xây dựng một mô hình thực tế với các trung tâm xử lý cỡ lớn là không cần thiết.

    Canh bạc thứ 2 của Mark Zuckerberg: Trở thành kẻ bị bỏ rơi trong cuộc chiến AI, tham gia sớm nhưng giờ bị hắt hủi vì tuyển toàn các 'chuyên gia' - Ảnh 4.

    Bản thân Mark cũng chẳng muốn đổ quá nhiều tiền xây dựng những trung tâm này vì ngoài việc quy hoạch vị trí, công ty sẽ phải chi tiền xử lý nguồn điện lớn để duy trì trung tâm dữ liệu, nguồn nước làm mát và hàng nghìn con chip đắt tiền cho một mô hình AI chẳng biết có thành công hay không.

    Thậm chí ngay cả khi đã mua về các con chip đắt tiền thì Meta cũng chẳng có kỹ sư để dùng chúng khi bộ phận nghiên cứu AI của họ toàn những chuyên gia học thuật.

    Trớ trêu hơn, khi mô hình ngôn ngữ lớn (LLM-Nền tảng xây dựng nên chatbot như ChatGPT) dần phát triển vào năm 2020 thì nội bộ nhóm nghiên cứu AI của Meta lại lục đục. Trong khi một số kêu gọi Mark cần đầu tư nghiêm túc cho hướng đi mới thì LeCun cùng những học giả lại cho rằng LLM chẳng có nhiều giá trị nghiên cứu khoa học, đồng thời cho rằng mô hình này sẽ không thể khiến AI tiến gần sát đến mức độ trí thông minh của con người.

    Sự xung đột này càng khiến Meta chậm chân hơn và gây khó khăn cho các nhà phát triển AI trong nội bộ công ty. Một số dự án phát triển như OPT dùng LLM chỉ có 1.000 con chip trong khi tiêu chuẩn toàn ngành ở mảng này phải là 5.000-10.000 chip.

    Việc coi trọng học thuật hơn tính thực tế này đã khiến vô số nhân tài rời bỏ đội ngũ AI của Meta, bên cạnh chính sách sa thải hàng loạt của công ty trong năm vừa qua. Nhiều người giấu tên nói với WSJ rằng họ rời bỏ Mark vì không tin rằng Facebook có thể cạnh tranh được với các đối thủ trong ngành hiện nay với văn hóa làm việc và tư tưởng nghiên cứu quá lý thuyết như hiện nay.

    Khoảng 6/14 học giả nghiên cứu ra mô hình LlaMA dùng LLM vào năm 2023 cho Meta đã tuyên bố rời công ty, trong khi 8/19 học giả nghiên cứu lý thuyết phát triển OPT cũng đã từ chức.

    Thành công của ChatGPT với LLM càng khiến nhiều người bức xúc với LeCun rời bỏ Meta. Vô số startup hay các tập đoàn đối thủ mời chào nhân tài trong mảng này, như Google, khiến Mark Zuckerberg cuối cùng cũng buộc phải trực tiếp giám sát dự án AI của mình nếu không muốn chậm chân hơn nữa.

    Sau thành công của ChatGPT với LLM vốn bị LeCun chê bai, Meta đã nhanh chóng tập hợp hàng trăm nhân lực cùng hơn 2.000 nhân viên tuyển dụng mới nhằm phát triển công nghệ này.

    Canh bạc thứ 2 của Mark Zuckerberg: Trở thành kẻ bị bỏ rơi trong cuộc chiến AI, tham gia sớm nhưng giờ bị hắt hủi vì tuyển toàn các 'chuyên gia' - Ảnh 5.

    Cái giá của sự hèn nhát

    Trên thực tế, Meta đã từng phát triển Tamagobot cách đây 7 năm, một chatbot dùng AI tương tự như ChatGPT nhưng không dám tung ra thị trường vì nỗi lo sợ tương tự như Google từng đối mặt, đó là việc chatbot cho những câu trả lời sai có thể ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu.

    Tại thời điểm này, Facebook vẫn bị ám ảnh về các bê bối tin giả, khiến việc chatbot trả lời sai hay đưa ra những thông tin sai lệch trở thành một nỗi sợ với chính những nhà quản lý của Meta.

    Tháng 4/2022, Meta tiếp tục tung ta BlenderBot3 nhưng thu hồi lại chỉ 1 tuần sau đó khi chatbot này đưa ra những câu trả lời sai gây phân biệt chủng tộc.

    Tháng 10/2022, tập đoàn này cho ra mắt Galactica, một chatbot mới nhưng cũng bị đóng cửa chỉ sau 3 ngày vì hứng chịu các chỉ trích lỗi sai trong câu trả lời từ giới học thuật.

    Trớ trêu thay chỉ 2 tuần sau đó, ChatGPT ra mắt và đạt được thành công lớn, dù cũng có nhiều lỗi sai chẳng kém.

    *Nguồn: WSJ

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ