Cánh tay robot in 3D origami này có thể bắt được những sinh vật nhỏ bé mà không làm hại chúng

    Long.J,  

    Lấy cảm hứng từ kỹ thuật gấp giấy cổ đại Nhật Bản, các kỹ sư đã thiết kế ra bẫy robot bằng nhựa in 3D. Giúp các nhà khoa học bắt sinh vật biển mà không làm hại chúng.

    Thiết bị gồm 12 cạnh này được gọi là RAD, có thể gắn vào những thiết bị lặn biển, được theo dõi và kích hoạt bởi con người trên mặt nước, chủ yếu để bắt những sinh vật nhỏ bé phục vụ cho nghiên cứu khoa học.

    Cánh tay robot in 3D origami này có thể bắt được những sinh vật nhỏ bé mà không làm hại chúng - Ảnh 1.

    RAD là sản phẩm của các kỹ sư thuộc học viện Wyss, lấy cảm hứng từ origami, kỹ thuật gấp giấy cổ đại của Nhật Bản. Đây là một trong những cách hiệu quả, không xâm lấn mà vẫn giúp các nhà khoa học phân tích sinh vật biển. Theo ước tính, vẫn còn khoảng hơn 1 triệu loài vẫn đang chờ được khám phá dưới đại dương.

    Cánh tay robot in 3D origami này có thể bắt được những sinh vật nhỏ bé mà không làm hại chúng - Ảnh 2.

    "Giờ đây việc tiếp cận sinh vật biển giống như bộ môn nghệ thuật", David Gruber, đồng tác giả kiêm nhà sinh vật học đến từ New York. "Những dạng sống nguyên thủy, thậm chí đã có từ hàng nghìn năm trước, chúng xứng đáng được nâng niu khi tương tác với chúng ta".

    Cánh tay robot in 3D origami này có thể bắt được những sinh vật nhỏ bé mà không làm hại chúng - Ảnh 3.

    RAD gồm 5 "cánh hoa" polymer được in 3D, gắn liền với một loạt các khớp xoay được truyền động bởi một động cơ duy nhất. Cấu trúc origami giúp nó gấp lại thành một chiếc lồng 12 mặt. Sau khi thử nghiệm, nhóm tác giả khẳng định RAD đã có thể hoạt động ở độ sâu 700m. Cho đến nay, nó đang được dùng để bắt các mẫu vật bao gồm mực, bạch tuộc và sứa.

    Theo Designboom

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ