Châu Âu thông qua luật cấm sản phẩm nhựa sử dụng một lần trước năm 2021
Nghị viện Châu Âu vừa thông qua dự luật cấm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần trước 2021 trong phiên họp mới nhất tại Pháp.
- Gần 70.000 người kêu gọi Youtube xóa kênh 93 triệu sub của PewDiePie
- Những quy định kỳ lạ đến khắc nghiệt tại các trường học: Cấm có bạn thân, cấm động chạm thân thể nhau
- Để bảo vệ thông tin riêng tư, Đức cấm trẻ em gửi thư đòi quà ông già Noel
- Dở khóc dở cười với ngôi làng Ấn Độ cấm phụ nữ mặc váy ngủ vào ban ngày
Liên minh châu Âu đang đi đầu trong phong trào bảo vệ môi trường biển. Trong phiên họp tại Pháp vào ngày 27/3, Liên minh Châu Âu gần đây đã bỏ phiếu ban hành luật cấm sử dụng nhựa dùng một lần trước 2021.
Nghị viện châu Âu đã quyết liệt bỏ phiếu trong nỗ lực cấm việc sử dụng nhựa dùng một lần bao gồm ống hút, tăm bông, dao kéo nhựa với hy vọng sẽ thuyết phục người dân chuyển sang sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường. Lệnh cấm sẽ có hiệu lực tại tất cả các quốc gia thành viên EU trước bối cảnh ô nhiễm môi trường biển đang ở mức đáng báo động.
Theo thông cáo báo chí do Nghị viện Châu Âu công bố, 560 nghị sĩ EU (MEP) đã bỏ phiếu ủng hộ thỏa thuận này, 35 phiếu chống và 28 phiếu trắng.
Nghị sĩ Frédérique Ries cho biết:
"Đạo luật này sẽ giúp châu Âu tiết kiệm được 22 tỷ euro – chi phí ước tính để giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa ở châu Âu đến năm 2030.
Châu Âu hiện có một mô hình lập pháp để bảo vệ và thúc đẩy nhận thức bảo vệ môi trường ở cấp độ quốc tế do tính chất toàn cầu của vấn đề ô nhiễm biển liên quan đến rác thải nhựa. Điều này là một việc cần thiết để bảo vệ hành tinh của chúng ta."
Theo Ủy ban chấu Âu, hơn 80% rác thải trên biển là nhựa; luật mới này được ban hành nhằm giảm mạnh con số này bằng cách nhắm mục tiêu vào các sản phẩm nhựa sử dụng một lần thường thấy trên bãi biển ở châu Âu và trên đại dương.
Trên thực tế, các sản phẩm bị cấm trong luật mới này chiếm tới 70% số rác thải trên biển và điều này hy vọng sẽ giảm được sự nghiêm trọng của vấn đề ô nhiễm, giảm thiệt hại về môi trường đối với đại dương và các loài sinh vật biển.
Bên cạnh lệnh cấm sử dụng nhựa dùng một lần, các quốc gia thành viên EU cũng đưa ra lời khẳng định cố gắng đạt mục tiêu thu gom 90% chai nhựa trước năm 2029. Chai nhựa sẽ phải chứa ít nhất 25% hàm lượng tái chế trước 2025 và 30% trước năm 2030.
Đạo luật này cũng tăng cường việc áp dụng nguyên tắc "người gây ô nhiễm sẽ phải chịu trách nhiệm" bằng cách mở trộng trách nhiệm đối với các doanh nghiệp sản xuất. Về cơ bản, điều này có nghĩa là các nhà sản xuất phải chịu chi phí ô nhiễm chứ không phải một ngư dân lỡ làm mất lưới đánh bắt trên biển.
Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu Frans Timmermans, người chịu trách nhiệm về vấn đề phát triển bền vững, cho biết:
"Hôm nay chúng ta đã thực hiện được một bước tiến quan trọng trong việc giảm thiểu ô nhiễm rác thải nói chung và ô nhiễm nhựa trên đại dương nói riêng. Chúng ta nhận thức được nó và có thể thực hiện điều này.
Châu Âu đang thiết lập các tiêu chuẩn mới đầy tham vọng, tiên phong mở đường cho các quốc gia còn lại trên thế giới."
Đạo luật này ước tính sẽ tiết kiệm được 25 tỉ đô la cho việc giải quyết thiệt hại mội trường trước năm 2030.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Nửa đêm, Facebook sập trên toàn cầu, Instagram, Threads cũng không thể truy cập