Chuyên gia y tế giải thích vì sao nhân vật do Leonardo DiCaprio thủ vai trong Revenant vẫn sống sót ngoài đời thực

    Mers,  

    Một góc nhìn của chuyên gia cấp cứu về khả năng sống sót của Hugh Glass trong bộ phim.

    Với giải Oscar cho Nam diễn viên xuất sắc nhất trao vào tay Leonardo DiCaprio cho vai diễn Hugh Glass trong bộ phim “The Revenant”, ta có thể tin rằng nam diễn viên này đã trải qua những khoảnh khắc khổ hạnh nhất của đời mình. Chỉ có như vậy, anh mới được giải. Tuy nhiên thật sự thì nhân vật Hugh Glass có thể sống sót qua hàng tá tai ương như vậy trong môi trường thiếu thốn phương tiện cứu chữa không?

    Bộ phim “The Revenant” kể về một nhân vật hành nghề giăng bẫy thú rừng (do Leonardo DiCaprio thủ vai) sống sót qua cuộc chạm trán khốc liệt với một con gấu, bị bỏ mặc trong tình trạng “gần đất xa trời” giữa cánh rừng hiểm trở và cách xa nền văn mình hàng trăm cây số.

    Mặc dù không dựa hoàn toàn trên sự thật, bộ phim được đạo diễn Alejandro Gonzalez Inarritu xây dựng với tư tưởng tạo những cảnh quay chân thực nhất có thể. “Tôi có thể kể đến 30 hay 40 cảnh quay thực sự là những cảnh quay khó nhất tôi từng diễn” nam diễn viên chính kỳ cựu thổ lộ.

    Sau đây lần theo một số những tình tiết máu me và khắc nghiệt nhất Hugh Glass đã phải chịu đựng trong chuyến hành trình trả thù những kẻ đã bỏ mặc anh chết, trong này bác sỹ cấp cứu Dara Kass tại Bệnh Viện Trung Tâm NYU Langone đã chia sẻ những nhận xét chuyên nghiệp của mình.

    Những ảnh hưởng về thể chất từ môi trường khắc nghiệt

    Chuyến phiêu lưu của Glass xảy ra gói gọn trong một mùa đông lạnh giá. Và khi mà Glass có những trận vật vã dưới nước lạnh băng, bác sỹ Kass có những băn khoăn về lý do Glass không bị tê cóng tới mức hoại tử. Bác sỹ giải thích “Đối với tôi phần thiếu thực tế nhất trong toàn bộ bộ phim là việc anh ta không bị lạnh cóng. Ngón tay anh ta không rụng rời ra. Không có cảnh quay nào cho ta thấy ngón chân nhưng tôi tưởng tượng chắc chắn anh ta không thể có đủ ngón được. Lạnh, ướt và đang hồi phục đợt sốt cao như vậy – gần như là phi thực tế”. Nhưng khi xem xét lại thân thế của nhân vật Hugh Glass, Dara Kass nghĩ lại “Có thể anh ta đã có làn da chai sạm đến mức độ ngăn chặn sự lạnh cóng. Nếu anh đặt tôi vào tình huống như vậy chắc chắn tôi sẽ chết”.

    Cuộc chạm trán với gấu Grizzly

    Một trong những cao trào của bộ phim là khi một con gấu mẹ tấn công Glass khi anh đang ở một mình trong rừng. Xảy ra tương đối sớm trong phim, cuộc tấn công để lại cho Glass những vết thương ghê rợn: một vết cào lớn trên cổ, một cẳng chân gãy và những vết thương lớn nhỏ trên khắp cơ thể.

    Nhưng theo chuyên gia cấp cứu Kass xét về góc độ y tế, cuộc đụng độ này không nhất thiết đặt dấu chấm hết cho cuộc đời Hugh Glass: “Sau khi bị tấn công tơi tả như vậy, anh ta đã phải trải qua những vết thương dài và lớn trên cơ thể. Dĩ nhiên trong trường hợp này ta phải xác định anh đã không bị trọng thương nội tạng. Phần lớn các nhân vật trong bộ phim này chết ngay lập tức khi họ bị đâm hoặc bắn bằng cung tên là vì họ đã nhận những vết thương đi sâu vào cơ thể. Hugh Glass dù phải chịu đựng những vết thương thoạt nhìn thì ghê rợn nhưng trên lý thuyết có thể cầm chừng được bằng những phương pháp sơ cứu”.

    Trong bộ phim, những người tham gia chuyến đi cùng Glass đã tìm thấy anh ta sớm. Theo Bác sỹ Kass đây là mấu chốt của vấn đề, vì nguy cơ lớn nhất tại thời điểm ấy là việc Glass có thể xuất huyết đến chết. ”Họ đã băng bó và khâu lại vết thương cho anh”, theo chuyên gia Kass “Sau khi họ sơ cứu xong, họ đã đưa anh lên càng khiêng và nâng đỡ anh trên chặng đường. Họ đã chăm nom anh ta chu đáo và có lẽ là việc ấy đã đủ hiệu quả để anh không còn trong tình trạng nguy kịch khi họ rời bỏ anh”.

    Cẳng chân gãy

    Vì một cẳng chân gẫy, Hugh Glass đã phải bò dưới đất một chặng dài dưới mặt đất. Khi bị gãy chân, những người đồng hành của ông đã căn chỉnh lại chân cho anh (ngoài đời Hugh Glass đã phải tự nắn lại chân của mình) và như vậy thúc đẩy quá trình hồi phục cho anh. Đánh giá của bác sỹ về cách thức quá trình hồi phục đã được thể hiện trong bộ phim “Vậy bạn làm thế nào để lành lại xương? Câu trả lời là thời gian và bạn đừng đặt sức nặng của bạn lên nó. Theo tôi thời gian phục hồi đã được tính toán một cách khá chân thực”.

    Tuy vậy khía cạnh kém chân thực nhất ở đây có lẽ là sự thực rằng Hugh Glass đã gặp quá ít chân thương về xương cốt một khi liệt ra những hoạn nạn anh gặp trên chuyến đi, bác sỹ Kass nhận định, anh đã bị dòng nước xô đẩy xuông thác nước lởm chởm đá và thậm chí là cưỡi một con ngựa xuống vực.

    Tôi sẽ tin một người sống sót một cuộc đánh vật với gấu sớm hơn là tin vào một người có thể rơi xuống một bờ vực qua hàng loạt cành cây mà không hề gãy một chiếc xương nào trên người khi mà anh đã có một chiếc chân gãy từ trước” bác sỹ so sánh.

    Tự đốt cổ của mình

    Cuộc chạm trán với con gấu đã để lại một vết thương te tua trên cổ Glass, khi anh ta uống nước, ta có thể nhìn thấy nước rỉ ra từ cái lỗ thủng trên cổ anh. “Nhiều người vẫn sống sót bình thường với một khí quản hở, đây không phải là một chấn thương nghiêm trọng”, chuyên gia cấp cứu giải thích, “Việc anh tự đốt vết thương để khép nó lại cũng rất hợp lý. Trong ngành chúng tôi cũng sử dụng phương pháp nhiệt khi mổ để đốt tế bào và giúp nó lành lại, đấy là một cách để cầm máu. Bạn tạo ra những tế bào sẹo”. Việc Glass không thể hé được một lời nào từ khi chấn thương khí quản cũng là một điều rất hợp lý.

    Nhiễm trùng từ vết thương

    Glass đã bị nhiễm nhiều loại vi trùng từ những vết thương hở của mình và vẫn vượt qua được chúng mà sống. Bác sỹ Kass chia sẻ: về lý thuyết bạn có thể sống với nhũng vết nhiễm khuẩn không lan truyền, và thậm chí cơ thể bạn cũng có thể chịu đựng được sự nhiễm trùng máu. Tuy vậy Glass đã gặp may ở đây vì nhiều dạng nhiễm trùng có thể dễ dàng dẫn đến cái cái chết.

    Ăn thịt sống

    Thợ đặt bẫy của chúng ta đã ăn một lượng thịt sống tương đối nhiều khi mà chính Leonardo DiCaprio đã nhắm mắt nuốt trôi miếng gan sống của một con bò rừng. Và anh đã làm việc này cho dù bình thường anh tuân thủ chế độ ăn chay nghiêm ngặt.

    Bác sỹ nhận xét về độ chân thực của chế độ ăn thịt tươi sống “Nếu anh ta đã ăn như vậy một cách thường xuyên, có lẽ chế độ ăn này có thể giúp anh duy trì năng lượng và dinh dưỡng cần thiết được. Việc này phụ thuộc nhiều vào sự làm quen của cơ thể với những con vi khuẩn lạ trong thịt sống. Nếu bạn đến một đất nước mới và ăn thức ăn của họ có thể bạn sẽ sớm bị ốm. Và khả năng cao lý do không nằm ở thức ăn mà là vì cơ thể bạn chưa quen với nó thôi”.

    Vậy liệu thực sự một con người bình thường có thể chịu đựng được tình cảnh “họa vô đơn chí” như trong bộ phim “The Revenant” hay không? Bạn đừng vội suy diễn từ việc Hugh Glass là một nhân vật có thật trong lịch sử mà việc này hoàn toàn là có thể. Vì theo giáo sư Jon T Coleman tại đại học Notre Dame bang Indiana, Hoa Kỳ, dù Glass đã sống sót, hành trình vật lộn của anh với thiên nhiên không thực sự có bằng chứng xác thực vì theo ông “Tôi không nghĩ vào thời kỳ ấy họ có thật sự chú trọng đến việc phân biệt giữa hư thực hay không”, hay họ chỉ thêu dệt thêm để có thể kể một câu chuyện hoành tráng cổ vũ lòng dũng cảm của những người khai hoang đất mới.

    Tham khảo báo Time

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ