Hẳn nhiều người cực bất ngờ trước câu trả lời của khoa học, về việc liệu có không 1 tình yêu mãi mãi.
Nhiều người nói rằng, tình yêu là mãi mãi... Nhưng cũng không ít bạn phản đối vấn đề này, bởi họ cho rằng, thứ tình cảm được gọi là tình yêu cũng sẽ "chết dần chết mòn" theo năm tháng.
Vậy dưới góc độ khoa học, các nhà nghiên cứu nói sao về vấn đề này? Họ cho rằng, cảm xúc và sự logic trong quá trình phát triển tình yêu có mối quan hệ sinh hóa trong cơ thể chúng ta. Ngay cả khi ta muốn cảm giác lâng lâng, hạnh phúc trong tình yêu kéo dài mãi thì cơ thể lại có phản ứng lại.
Từ những cảm giác đắm chìm ngây ngất khi yêu
Khi chúng ta yêu, một số quá trình hóa học đã xảy ra trong não bộ khiến ta choáng ngợp, không còn quan tâm đến khiếm khuyết của đối phương nữa. Và hormone đóng vai trò lớn khi thực thi nhiệm vụ này.
- Hormone oxytocin - chất keo kết dính tình yêu
Oxytocin là 1 hormone được tiết ra ở vùng dưới đồi, dự trữ ở thùy sau của tuyến yên. Khi vùng dưới đồi gửi một tín hiệu thần kinh đến tuyến yên thì oxytocin sẽ được giải phóng.
Oxytocin có trách nhiệm gắn kết tình cảm, đóng góp vào sự kết nối cảm xúc giữa 2 người. Nó được thể hiện qua thái độ tin tưởng, cảm thông và lòng khoan dung.
- Hormone Vasopressin - hóa chất chung thủy
Đây được xem là chất giúp cho mối quan hệ được bền lâu, cùng mong muốn được chăm sóc, gắn bó tình cảm.
- Hormone Dopamine - hóa chất hạnh phúc
Trong não bộ, dopamine cực hiếm - nó là chất dẫn truyền thần kinh của khoảng 0,3% số neurone trong não nhưng lại cần thiết trong nhiều chức năng. Dopamine được tiết ra từ đỉnh thân não - vùng nguyên sơ nhất của não.
Dopamine trong não người đang yêu cao hơn bình thường, đóng vai trò chủ chốt đối với trải nghiệm về nỗi đau, niềm khao khát, tình trạng "phởn phơ", ham muốn và khoái lạc.
- Hormone Serotonin - Hóa chất "mất trí tạm thời"
Serotonin có sức mạnh ghê gớm khi khiến người đang yêu không còn nghĩ được gì khác ngoài khao khát được ở bên người ấy. Hóa chất này không tiết ra thường xuyên và mãi mãi nên tâm trạng khi yêu cũng có lúc lên bổng xuống trầm.
- Hormone Cortisol còn gọi là hormone căng thẳng. Theo 1 số nghiên cứu, hormone này sẽ tăng cao khi bạn bắt đầu mối quan hệ, đặc biệt khi 2 bạn đang có tranh cãi.
- Hormone cocktail gây ra một số phản ứng sinh lý như ra mồ hôi toát ra quá nhiều, nhịp tim nhanh hơn, bị rối loạn giấc ngủ và thèm ăn.
- Pheromones được tạo ra bởi tuyến mồ hôi của cơ thể (ở cả nam và nữ) và ảnh hưởng đến khứu giác và kích thích tình dục khi 2 bạn bên nhau.
Theo nhà khoa học Andreas Bartels và Semir Zeki thuộc ĐH College London, những hóa chất trên hòa quyện lại khiến cho các cặp đôi như bị "nghiện", luôn muốn phụ thuộc, gắn bó với người ấy...
... và câu trả lời cho câu hỏi - tình yêu liệu có duy trì mãi mãi?
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, cảm giác gắn bó, muốn sống bên bạn đời trong thời gian dài liên quan rất nhiều tới hormone oxytocin và vasopressin.
Hormone oxytocin tăng lên khiến bạn muốn ôm, làm "chuyện ấy", hôn và trò chuyện với nhau. Do đó, ôm hoặc vuốt ve là cách tốt nhất để duy trì mối quan hệ lâu dài.
Tuy nhiên, các quy luật sinh học không thể nào không thay đổi. Theo các chuyên gia, cảm giác yêu đương là 1 quá trình hóa học tạm thời kéo dài tối đa 3 năm.
Trong khoảng 3 năm, hệ thần kinh gần như không nhạy cảm với việc sản xuất hormone nữa nên có độ trì trệ nhất định.
Ngoài ra, nội tiết tố còn lại được tạo ra ở nồng độ thấp hơn nhiều. Chức năng của não cũng trở nên ổn định hơn - không còn tăng tiết hormone yêu nữa, đồng thời hormone ngừng kích thích tình cảm yêu đương cũng sụt giảm.
Chính vì thế, bạn sẽ có cảm giác bớt yêu hơn, dần dần biến mất. Dẫu vậy, thay bởi tình yêu, những cặp đôi này sẽ nảy sinh sự thương yêu, thói quen để tiếp tục gắn bó với nhau nhiều năm sau đó.
Nguồn: Brightside, Mentafloss, How Stuff Works
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Intel 'thua đau' trước AMD, vụt mất thương vụ PS6 trị giá 30 tỷ USD về tay đối thủ vì ham 'lãi đậm'?
Các nguồn tin của Reuters cho biết Intel đã đối đầu với Sony về biên lợi nhuận trên mỗi con chip được cung cấp.
Apple phát hành iOS 18 chính thức: Nhiều tùy chỉnh mới, khóa ứng dụng bằng Face ID... nhưng chưa có AI