Con người chính là nguyên nhân khiến cho loài 'khỉ lai bí ẩn' xuất hiện ở đảo Borneo?

    Đức Khương, phunuvietnam 

    Loài linh trưởng kỳ lạ này được phát hiện lần đầu tiên gần sông Kinabatangan trên vùng đảo Borneo thuộc Malaysia vào năm 2017 khi cá thể còn là con non. Đây cũng là lần đầu tiên con lai của hai loài linh trưởng được ghi nhận bên ngoài tự nhiên.

    Năm 2017, một "chú khỉ lai bí ẩn" xuất hiện trên mạng xã hội đã thu hút sự chú ý của hàng nghìn cư dân mạng, đến nay đã vài năm trôi qua, chú khỉ này mới xuất hiện trở lại ở Borneo và đi theo nó là một con non được ôm trước ngực.

    Điều này không khỏi khiến các nhà sinh vật học đặt ra câu hỏi: Phải chăng sự cách li sinh sản đã bị phá vỡ? Có những bí ẩn sinh học nào ở bên trong con khỉ lai này?

    Con người chính là nguyên nhân khiến cho loài 'khỉ lai bí ẩn' xuất hiện ở đảo Borneo? - Ảnh 1.

    Trong một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Linh trưởng Quốc tế vào tháng 4 năm 2022, các nhà khoa học cho rằng loài khỉ này là con lai của khỉ vòi (Nasalis larvatus) và voọc bạc (Trachypithecus cristatus).

    'Khỉ lai bí ẩn' được phát hiện ở Borneo

    Borneo nằm giữa quần đảo Malaysia, nó là một hòn đảo bằng phẳng, có khí hậu mưa nhiệt đới, phần lớn đảo được bao phủ bởi rừng nguyên sinh nên sự đa dạng sinh học ở đây cũng rất phong phú.

    Đặc biệt, những loài khỉ tại đây được coi là một cảnh quan độc đáo ở hòn đảo, tuy nhiên, một “chú khỉ lai bí ẩn” vào năm 2017 đã phá vỡ hoàn toàn sự yên bình của hòn đảo này.

    Người ta đã chụp được một con khỉ "lạ lùng" trong rừng nguyên sinh. Khác với những con khỉ bình thường, con khỉ này má có màu xám nhưng lại có chiếc mũi nhỏ tròn, ngoại hình kỳ dị như vậy khiến cho nhiều người nghĩ rằng đây là một “loài” hoàn toàn mới trong vốn gen của loài khỉ.

    Con người chính là nguyên nhân khiến cho loài 'khỉ lai bí ẩn' xuất hiện ở đảo Borneo? - Ảnh 2.

    Một con voọc bạc được phát hiện cùng con trên một con đường ở Malaysia vào năm 2017.

    Do đó, để khám phá danh tính của con khỉ bí ẩn, các nhà sinh vật học đã quan sát nó trong một thời gian dài và sử dụng các đặc điểm phân loại để suy đoán về loài bố mẹ của nó, thậm chí còn trích xuất phân của nó để phân tích.

    Cuối cùng, họ đã xác định được bố mẹ của nó là khỉ vòi và voọc bạc.

    Khỉ vòi và voọc bạc là hai loài khỉ khác nhau, từ hình dáng bên ngoài, tên của khỉ vòi được sinh ra là do chúng có chiếc mũi cao và rất to, má có màu hồng, còn voọc bạc thì có chiếc mũi tẹt và ngắn, sống mũi hơi hếch, và má có màu đen, các đường nét trên khuôn mặt mượt mà hơn.

    Con người chính là nguyên nhân khiến cho loài 'khỉ lai bí ẩn' xuất hiện ở đảo Borneo? - Ảnh 3.

    Các nhà khoa học nghi ngờ rằng một hệ sinh thái bị thu hẹp do sự phát triển của con người đang thay đổi cách hai loài khỉ tương tác với nhau, khiến chúng phải cạnh tranh để giành bạn tình và lãnh thổ.

    Về kích thước cơ thể, khỉ vòi là loài khỉ lớn nhất trong họ Colobus, nhìn chung chúng có thể dài tới 73-76 cm và nặng tới 24 kg, trong khi trọng lượng trung bình của voọc bạc chỉ bằng 1/2 khỉ vòi. 

    Vì vậy, có thể thấy được rằng hai loài này rất khác nhau về hình thể, ngoại hình và thói quen sinh hoạt, thậm chí có nhiều ghi nhận được rằng hai loài này thường xuyên đánh nhau vì tranh chấp lãnh thổ. Vậy tại sao chúng có thể sinh ra “khỉ lai”?

    Có phải nguyên nhân chính là con người?

    Trên thực tế, có rất nhiều ví dụ về sự lai tạo của động vật, chẳng hạn như con la được sinh ra từ ngựa và lừa, sư hổ (liger) và hổ sư (tigon) được sinh ra từ hổ và sư tử, lừa vằn do lai tạo giữa ngựa vằn và lừa.

    Nhưng sự xuất hiện của những loài động vật này hầu như đều là kết quả của bàn tay con người, và "khỉ lai bí ẩn" là một ngoại lệ, nó được sinh ra bên ngoài tự nhiên.

    Để tìm hiểu gốc rễ của vấn đề, các nhà sinh vật học đã tiến hành điều tra chuyên sâu về khu rừng nguyên sinh Borneo, nhưng kết quả điều tra nằm ngoài dự đoán của mọi người, hóa ra thủ phạm đứng sau sự lại tạo này vẫn là con người!

    Con người chính là nguyên nhân khiến cho loài 'khỉ lai bí ẩn' xuất hiện ở đảo Borneo? - Ảnh 4.

    Con lai giữa hổ và sư tử là tigon (hổ sư) và liger (sư hổ). Con lai giữa sư tử và báo là Leopon (leopard - lion) - báo sư.

    Trên thực tế, đảo Borneo được bao phủ bởi diện tích rừng nguyên sinh rất lớn, điều đó cũng có nghĩa là tài nguyên sinh vật, tài nguyên đất đai, tài nguyên khoáng sản vô cùng phong phú nên một số doanh nhân vì tham lợi sẽ nhìn ra nhiều cơ hội kiếm tiền ở đây.

    Dần dần, diện tích rừng nguyên sinh bắt đầu bị thu hẹp và kéo theo lãnh thổ của các loài khỉ bị thu hẹp, phân mảnh và chồng lấn lên nhau.

    Nadine Ruppert, giảng viên ở Đại học Khoa học tại Malaysia, đồng tác giả nghiên cứu, cho rằng đây là dấu hiệu đáng báo động về hệ sinh thái đang mất cân bằng. Theo ông, con đực của cả hai loài thường lang thang xa gia đình khi trưởng thành để tìm cơ hội ghép đôi. Môi trường sống bị phân mảnh đang ngăn chặn cơ hội ghép đôi của chúng. Điều đó có thể lý giải cho sự ra đời của con khỉ lai.

    Phá vỡ cách ly sinh sản?

    Sự tồn tại của sự cách ly sinh sản là một rào cản tự nhiên ngăn cản các loài khác nhau giao phối, do đó các quần thể có họ hàng gần sẽ không tùy tiện giao phối với nhau, và ngay cả khi chúng giao phối với nhau thì sẽ xảy ra hiện tượng vô sinh ở những con lai.

    Sự xuất hiện của "khỉ lai bí ẩn" chỉ là một trường hợp cá biệt, không có nghĩa là không có sự cách ly sinh sản giữa toàn bộ quần thể của chúng. Trên thực tế, trước khi con người đặt chân đến vùng đất này, hai con khỉ này đã sống hòa bình trong lãnh thổ của chúng và không hề có sự kiện lai tạp nào như vậy cả.

    Hiện tại, chúng ta vẫn chưa biết liệu chú khỉ con được sinh ra bởi con "khỉ lai bí ẩn" có sống sót qua lần lai thứ hai hay liệu nó có khả năng sinh sản sau khi trưởng thành hay không.

    Do đó, chưa thể chứng minh liệu sự cách ly sinh sản giữa hai loài đã bị phá vỡ hay chưa, trong tương lai các nhà sinh vật học sẽ phải tiếp tục khám phá và nghiên cứu.

    Mặc dù sự giao phối giữa các loài khác nhau có thể sinh ra "loài mới", nhưng tình trạng này là không thể kiểm soát và cuối cùng có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của các loài có gen yếu hơn, đồng thời đa dạng sinh học cũng sẽ giảm và cân bằng sinh thái cũng sẽ bị phá vỡ.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ