Hóa ra chúng ta có thể giải thích một cách đầy khoa học cho câu chuyện này.
Nhắc đến động vật chạy nhanh nhất thì không thể bỏ qua loài báo - đặc biệt là báo săn (cheetah). Với tốc độ xấp xỉ 112 - 120 km/h, sinh vật kì diệu này vượt xa con người về tốc độ.
Nếu như có một cuộc đua giữa 50 động vật nhanh nhất hành tinh thì nghiễm nhiên, báo vẫn sẽ là quán quân, trong khi đó, con người chỉ đạt được đến vị trí số 28. Vậy câu hỏi đặt ra là nhờ đâu báo lại đạt được vận tốc đáng nể như vậy và vì sao con người không thể chạm đến được vận tốc đó?
Cấu tạo cơ thể trời phú giúp báo chạy nhanh
Đúng vậy, báo chạy nhanh được là nhờ được tạo hóa ban tặng những đặc điểm cấu tạo cơ thể cho phép chúng làm điều đó.
Với cân nặng không quá lớn (chỉ 65 -70kg đối với con trưởng thành), chân của chúng không cần dành nhiều năng lượng để mang trọng lượng cơ thể. Thay vào đó năng lượng được tập trung cho gia tốc nhiều hơn.
Đồng thời, báo có lồng ngực phẳng và đầu nhỏ, rất có lợi để giảm lực cản của không khí. Xương sống của báo thì rất linh hoạt và dẻo dai, hơn nữa xương đòn không gắn với xương sườn. Đặc điểm này cho phép chúng kéo giãn chân và cơ thể dài hơn, mỗi cái sải chân cũng nhờ đó mà rộng hơn.
Vậy tại sao con người dù có làm thế nào cũng không nhanh được như chúng?
Con người bẩm sinh không nhanh, nhưng luyện tập vào có thể giúp một người đạt tốc độ hết sức đáng nể, như Usain Bolt chẳng hạn. Có điều luyện bao nhiêu thì cũng không thể thắng nổi loài báo, nên hẳn chúng ta phải có khá nhiều điểm hạn chế trong hệ vận động khiến cơ thể không chạy được quá nhanh.
Dù có là Usain Bolt hay ai thì cũng không thể đạt đến vận tốc cả trăm km/h như báo được
Nguyên nhân chủ yếu là vì bàn tay và bàn chân con người từ khi tiến hóa đã trở nên to hơn, đem lại lợi thế cho cân bằng cơ thể nhưng với tốc độ thì không.
Con người so với cân nặng của báo thì không phải là quá to lớn, nhưng chúng ta chỉ di chuyển bằng hai chân. Trọng lượng cơ thể phân bổ lên hai chân so với bốn chân thì mỗi chân sẽ phải mang nặng hơn rồi.
Hơn nữa, tỉ lệ giữa đầu và cơ thể của con người cũng lớn hơn so với báo. Một bất lợi nữa là mắt cá chân của chúng ta chỉ cho phép bàn chân có xu hướng xoay về phía trước hơn là phía sau. Điều này làm hạn chế tốc độ đáng kể đấy.
Nhưng phạm nhân chính để kể tội phải là sợi cơ được phân làm 2 loại chính: cơ co rút nhanh và cơ co rút chậm. Cơ co rút nhanh có lợi hơn về tốc độ, trong khi đó, cơ co rút chậm lại đem đến lợi thế về sức chịu đựng. Con người có gần 50% cơ co rút nhanh, gần 50% cơ co rút chậm. Trong khi đó, báo Cheetah có đến gần 70% cơ co rút nhanh.
Đến đây thì hẳn là bạn đã hiểu vì sao người không chạy nhanh bằng báo rồi.
Nhưng đừng vội chán ghét bộ cơ của mình. Lợi thế mà con người có cũng nằm ở bộ cơ đó. Báo, chúng có thể tăng vận tốc từ 0 đến 97 km/h chỉ trong 3 giây. Nhưng với 30% số cơ là co rút chậm, chúng sẽ không thể duy trì tốc độ trong thời gian dài. Ngược lại, con người có được sức chịu đựng bền bỉ hơn khi chạy là nhờ vào số lượng cơ co rút chậm mà chúng ta sở hữu. Chỉ cần nhắc đến từ "Marathon" thôi đã đủ minh chứng cho điều này rồi.
Sức chịu đựng của con người được cho là một kết quả của quá trình tiến hóa. Con người nguyên thủy cũng được biết đến là săn mồi bằng cách rượt đuổi và khiến cho con mồi kiệt sức. Để cho thấy, nếu như báo hay một số loài động vật khác có thể gắng chạy nhanh nhưng trong thời gian ngắn ngủi, thì con người lại có thể chạy được bền và lâu hơn rất nhiều.
Tham khảo: Science ABC
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời