Công ty New Zealand phóng một quả cầu disco lên quỹ đạo, nhận về vô số "gạch đá" từ các giáo sư và các nhà thiên văn học

    Dink,  

    Người ta nên cập nhật luật lệ vũ trụ, xem được mang những thứ gì lên quỹ đạo của Trái Đất - mái nhà chung của toàn nhân loại.

    Thứ Bảy vừa rồi, vào cái ngày đội tuyển U23 Việt Nam chiến thắng U23 Iraq trên loạt sút luân lưu để vào bán kết, công ty hàng không vũ trụ Rocket Lab của New Zealand đã lần đầu phóng lên quỹ đạo một kiện hàng của riêng mình. Trên chiếc tên lửa Electron ấy là hai vệ tinh thương mại và một quả cầu disco có tên là Humanity Star – Ngôi sao Nhân loại, được thiết kế bởi chính Rocket Lab.

    Humanity Star với bản chất là một món đồ trang trí, chẳng phục vụ mục đích gì trên quỹ đạo cả. Theo như Rocket Lab, thì nó là "một vệ tinh sáng, nhấp nháy", có thể nhìn thấy bằng mắt thường trong đêm và "được thiết kế để khuyến khích mọi người nhìn lên trời, nghĩ về vị thế của mình trong Vũ trụ rộng lớn", theo lời của CEO Rocket Lab, anh Peter Beck.

    Có lẽ họ cũng nên biết rằng những vệ tinh THỰC SỰ CÓ ÍCH khác cũng nháy sáng trên bầu trời đêm.

    Ý đồ của Rocket Lab không xấu, thậm chí là còn đậm tính thơ ca cơ. Nhưng nhiều người không hài lòng về việc công ty này treo lên bầu trời một quả cầu disco nhấp nháy.

    Đi kèm với thông báo phóng cầu disco lên quỹ đạo là vô số những lời phàn nàn của các nhà thiên văn học cũng như những người ưa thích ngắm nhìn vũ trụ khác. Ian Griffin, một nhiếp ảnh gia vũ trụ và cũng là người quản lý Bảo tàng Otago của New Zealand gọi đây là "hành động cố ý phá hoại môi trường" và rằng New Zealand là nước đầu tiên "cố ý đánh dấu lãnh thổ trên vũ trụ"

    Tim O’Brien, một giáo sư vật lý vũ trụ tại Đại học Manchester hỏi rằng "tại sao chúng ta không thỏa mãn chiêm ngưỡng Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS (và vô số những vệ tinh khác), những thứ có người ở trên đó và thực sự có ích, chứ không phải là một màn biểu diễn vô dụng". Nghe chừng ông O’Brien đang rất không bằng lòng với hành động này.

     Giáo sư vật lý học Tim OBrien.

    Giáo sư vật lý học Tim O'Brien.

    Dù là nhiều lời lẽ của nhiều người có vẻ hơi thái quá: dường như chúng đến từ những nhà khoa học cứng nhắc quên mất cách tìm niềm vui trong cuộc sống, nhưng họ cũng chỉ ra những điểm đáng trách trong hành động này của Rocket Lab. Có điều luật lệ chưa nói rõ về cách thức các công ty tư nhân sử dụng vùng quỹ đạo thấp

    Đầu tiên, những vật thể rác trong vũ trụ là một vấn đề nan giải và ngày một nghiêm trọng hơn. Rocket Lab đã khiến vấn đề này thêm chút nghiêm trọng bằng việc ném thêm rác lên đó. Hậu quả cũng không quá nghiêm trọng khi Humanity Star đang nằm trên một quỹ đạo tự hủy, rồi nó sẽ tiêu biến trong tầng khí quyển trong khoảng thời gian 9 tháng. Tuy nhiên, nhiều người không đồng ý với Rocket Lab chủ yếu là ở cái thái độ.

     Sự kiện phóng tên lửa Electron của Rocket Lab.

    Sự kiện phóng tên lửa Electron của Rocket Lab.

    Cái vệ tinh nhấp nháy kia có thể coi là một màn marketing của chính Rocket Lab và từ suy luận này, người ta lại hỏi thêm một câu nữa: ai có quyền đăng quảng cáo trên chính bầu trời, trên chính Vũ trụ này? Hiệp ước Mặt Trăng – Moon Treaty cấm hành động tuyên bố chủ quyền Mặt Trăng hay bất cứ thiên thể vũ trụ nào tới từ bất kỳ quốc gia nào. Tuy nhiên, nó chẳng đả động gì đến việc quảng cáo cả.

    Có lẽ đã đến lúc cập nhật lại điều luật đã được ký từ năm 1879 này.

    Cho đến lúc đó thì có lẽ ta vẫn phải sống chung với những màn marketing của mọi công ty có khả năng lên vũ trụ thôi. Tôi đang nói tới việc có công ty nào đó đưa vào quả tên lửa một chiếc xe thể thao do chính CEO công ty mình làm ra.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ