Cứ 10 người thì đến 6 người than phiền giá cao, “không có cửa” trong cuộc chiến đại hạ giá tại Việt Nam, tại sao Apple vẫn mở Apple Store trực tuyến?
Mục tiêu của Apple store (online và offline) không phải để cạnh tranh với các nhà bán lẻ mà sẽ tạo một chuẩn mực mới về dịch vụ, trải nhiệm khách hàng và tạo một "trần giá" cho các sản phẩm Apple?
- Mong chờ gì ở sự kiện WWDC 2023 của Apple?
- WSJ: Có mặt ở Việt Nam trước tạo ra lợi thế cho Samsung, nhưng Apple cũng đang làm điều tương tự
- Vượt Apple và Amazon, 2 cái tên ‘made in châu Á’ lọt top 7 thương hiệu được Mỹ mê mẩn nhất năm 2023
- Loạt động thái thách đấu của Meta trước thềm sự kiện Apple: Mark Zuckerberg đổi ảnh đại diện, hạ giá bán kính VR
- Đến Apple cũng phải livestream bán iPhone, iPad, đủ biết kinh tế khó khăn thế nào
Gần 1 tháng mở cửa hàng trực tuyến tại Việt Nam trong sự mong chờ của “Apple Fan”, Apple Store vẫn đang được thảo luận sôi nổi . Trong đó, giá bán cao và dịch vụ chăm sóc không bằng các đại lý hiện hữu như Thế Giới Di động, FPT Shop… được đánh giá là nguyên nhân cho quan điểm "không có cửa cạnh tranh ở Việt Nam".
Đặc biệt là khi các bên đang chạy đua trong cuộc chiến đại hạ giá đưa giá iPhone tại Việt Nam về mức hấp dẫn nhất trên thế giới.
Theo thống kê của YouNet Media, từ ngày 12/5 đến 25/5, trên các nền tảng mạng xã hội xuất hiện 19.813 lượt thảo luận cùng 399.492 lượt tương tác đến từ 11.761 người về chủ đề Apple Store ra mắt tại Việt Nam.
Nếu ngày đầu tiên Apple mở cửa hàng trực tuyến là 18/5, sự đón nhận nồng nhiệt đưa Apple Store lọt vào top 3 tin tức được quan tâm nhất, thì hiện nay sự thất vọng là chủ yếu. Ghi nhận, có 60% than phiền rằng giá trên Apple Store đang cao so với mặt bằng giá của các chuỗi bán lẻ (cao hơn từ 3-5 triệu cho dòng iPhone) và thêm 5% nhận xét thẳng chỉ xem Apple Store là một kênh tham khảo giá.
Việc Apple Store hiện chỉ cho đặt hàng online chứ không có địa chỉ offline để trải nghiệm trực tiếp cũng là một trở ngại với một bộ phận người tiêu dùng. Có 4% trong số các thảo luận thể hiện rõ cảm xúc thất vọng vì Apple Store chưa có cửa hàng offline tại Việt Nam.
Có thể thấy người tiêu dùng Việt Nam cần thêm thời gian để hình thành thói quen mua sắm trực tuyến đối với hàng hóa giá trị cao. Điều này đã sớm được các lãnh đạo bán lẻ ICT nhận định. Như vậy, biết là không có cửa kinh doanh, tại sao Apple vẫn mở cửa hàng trực tuyến tại Việt Nam giai đoạn này?
Trong đó, ông Nguyễn Thế Kha, Giám đốc Khối Viễn thông di động FPT Shop, nhận định: “Chiến lược mở Store trực tuyến và bước tiếp theo là Store offline là kế hoạch đầu tư và phát triển mạnh cho các thị trường được đánh giá tiềm năng và đã bước vào tăng trưởng dài hạn. Việt Nam đã được đánh giá trong nhiều năm và đạt tiêu chí để khởi động cho hoạt động này.
Và mục tiêu của Apple store (online và offline) không phải để cạnh tranh với các nhà bán lẻ mà sẽ tạo một chuẩn mực mới về dịch vụ , trải nhiệm khách hàng và tạo một "trần giá" cho các sản phẩm Apple . Đồng thời sự hiện diện nhằm mục tiêu kích thích sử dụng sản phẩm Apple sẽ tạo cho thị trường một "không gian" lớn hơn đồng nghĩa với việc các nhà bán lẻ được hưởng lợi thay vì bị ảnh hưởng bởi việc việc bán hàng của Apple Store.
Như đã nói việc đánh giá, chuẩn bị và thực hiện của Apple nhắm đến mục tiêu dài hạn thay vì ngắn hạn. Nên thời điểm này có thể nhìn thấy khó khăn trên thị trường khi nhu cầu giảm mạnh và cho rằng sự xuất hiện của Apple Store là không hợp lý, tuy nhiên Apple đánh giá và hành động theo mục tiêu dài hạn nên vẫn mở theo đúng kế hoạch”.
Ông Kha nhấn mạnh, đó chỉ là quan điểm với vai trò là nhà bán lẻ Apple hàng đầu tại Việt Nam. Dưới góc độ FPT Shop, sự xuất hiện Apple Store trực tuyến tại Việt Nam là minh chứng rõ ràng cho việc chúng ta là thị trường có tiềm năng tăng trưởng và phát triển trong dài hạn, đã được Apple phân tích và đánh giá kỹ lưỡng.
Mục tiêu của Apple là mang đến cho khách hàng Việt Nam sự đa dạng trong việc sở hữu sản phẩm Apple chính hãng qua nhiều kênh, và nhận được trải nghiệm tiêu chuẩn đồng nhất thông qua qua dịch vụ và đội ngũ chuyên gia của Apple. Về dài hạn, nhu cầu về sản phẩm Apple có thể tăng cao nhờ sự tham gia trực tiếp từ đội ngũ chuyên gia của Apple và lúc đó mang lại tác động tích cực cho cả các nhà bán lẻ hiện tại và hãng Apple.
“Việt Nam là nước thứ sáu trong khu vực Đông Nam Á có Apple Store Online, sau Singapore, Thái Lan, Indonesia, Philippines và Malaysia. Mục đích của Apple như đã phân tích thường là giống nhau theo quy chuẩn toàn cầu khi có sự hiện diện của Apple Store”, ông Kha nói thêm.
Đại diện Thế giới Di động (MWG) cũng đồng quan điểm, rằng đây không phải điều gì mới mẻ mà là một bước đi bình thường của Apple khi họ tập trung vào một thị trường nào đó. Cụ thể, khi tập trung vào Việt Nam, Apple sẽ cần xây dựng thương hiệu và đại diện MWG nhận định các cửa hàng của Apple sẽ mở ra chỉ với mục đích làm thương hiệu.
"Bao nhiêu năm qua Apple không hề có khái niệm quảng cáo trên tivi, trên youtube. Giờ các bạn thấy rồi, và đó là dấu hiệu tốt, cho thấy họ quan tâm đến thị trường này. Khi Apple tập trung vào thị trường nào thì thị trường đó sẽ phát triển và điều đó sẽ tốt cho người tiêu dùng. Vậy khi họ tập trung thì họ làm gì? Họ phải có website cho tử tế, họ phải có cách để tiếp cận với khách hàng…
Nhìn chung như mọi hãng. Đường đi luôn là mở những cửa hàng brand shop để xây dựng thương hiệu. Các bạn cũng thấy rồi, các thương hiệu khác trước đây như Nokia luôn có những cửa hàng riêng của họ. Để làm gì? Để làm thương hiệu”, ông Nguyễn Đức Tài nói.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín