Dành hẳn một thập kỷ để tạo ra, loại nội dung thực tế ảo đặc biệt này sẽ là 'bài tẩy' của kính Reality Pro từ Apple
(Tổ Quốc) - Các buổi hòa nhạc thực tế ảo mở ra nhiều cơ hội hơn cho người hâm mộ trải nghiệm âm nhạc “trực tiếp”, nhiều cơ hội doanh thu hơn cho các nghệ sĩ và là điểm hút khách chính của kính thực tế ảo hỗn hợp từ Apple
- Có giá bán tới 70 triệu đồng, kính thực tế ảo của Apple bất ngờ bị lộ thông số trước ngày ra mắt
- Không phải Samsung, Meta mới là công ty tiếp theo làm kính thực tế ảo hỗn hợp để đấu với Apple
- Kính thực tế ảo của Apple có giá bán lên tới 70 triệu đồng, được đánh giá là 'khác thường' so với các sản phẩm khác của Táo khuyết
Sau nhiều lần úp mở, Apple sẽ có kế hoạch giới thiệu mẫu kính thực tế ảo hỗn hợp (MR) Reality Pro rất được kỳ vọng tại Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu (WWDC) vào ngày 5/6 tới đây.
Sự gia nhập của Apple vào thị trường thực tế ảo dự kiến sẽ mở ra rất nhiều ứng dụng và nội dung thú vị cho người dùng. Một trong số đó có thể chính là các show âm nhạc thực tế ảo, theo dự đoán của trang 9to5Mac. Theo đó, nguồn tin từ 9to5Mac khẳng định Apple đã âm thầm quay các show âm nhạc biểu diễn trực tiếp và phim tài liệu âm nhạc trong thực tế ảo suốt một thời gian dài.
Chân thật không kém gì ngoài đời thực?
Trước tiên, cần phải khẳng định rõ, không có gì có thể so sánh với trải nghiệm xem/nghe âm nhạc trực tiếp. Nhưng khi bạn kết hợp những thứ như video 360 độ, công nghệ hiển thị hàng đầu và âm thanh vòm, hãy thử tưởng tượng kính Reality Pro của Apple sẽ tạo ra một trải nghiệm vô cùng nhập tâm cho người dùng không hề thua kém so với đời thực.
Cần nói thêm rằng, show âm nhạc thực tế ảo này sẽ không phải là một phiên bản xuất hiện trong metaverse – khái niệm vũ trụ ảo mà Meta và một vài công ty khác theo đuổi. Bản thân các giám đốc điều hành của Apple đã nói rõ rằng họ không thích thuật ngữ hoặc ý tưởng "metaverse". Mục tiêu của Táo khuyết cũng không phải là 'cắt đứt' mọi người hoàn toàn với thế giới đời thực bên ngoài
Nói cách khác, Apple có thể sẽ mang tới phiên bản thực tế ảo của các buổi hòa nhạc thực tế. Không phải các buổi hòa nhạc trong metaverse, mà là khả năng xem các show âm nhạc – dù là trực tiếp hay được ghi trước – trong môi trường thực tế ảo.
Vào năm 2020, Apple đã mua lại NextVR, một công ty tập trung vào việc tạo ra trải nghiệm VR để xem các sự kiện trực tiếp như sự kiện thể thao và buổi hòa nhạc. Được thành lập vào năm 2009, NextVR đã xây dựng một thư viện nội dung phong phú trong nhiều năm.
Vào thời điểm trước khi được Apple thâu tóm, nội dung do NextVR thực hiện đã hỗ trợ cho các mẫu kính thực tế ảo của Oculus, HTC và PlayStation. Một trong số đó có thể kể đến buổi show âm nhạc thực tế ảo vào năm 2014 khi NextVR hợp tác với nhóm nhạc rock nổi tiếng Coldplay.
"Bạn thực sự đang ở trong địa điểm của buổi biểu diễn, đứng trước sân khấu với ban nhạc. Chất lượng của trải nghiệm thực tế ảo này vượt trội hơn nhiều so với bất kỳ thứ gì khác ngoài kia. Điều đó thật tuyệt vời," giám đốc sáng tạo của Coldplay - Phil Harvey giải thích vào thời điểm đó. Buổi hòa nhạc thực tế ảo này sau đó được phát hành qua ứng dụng NextVR dành cho người dùng Samsung Gear VR.
Đương nhiên, sau gần 10 năm, công nghệ quay loại nội dung này chỉ trở nên tốt hơn đáng kể so với thời điểm 2014. Chưa kể đến, với tiềm lực tài chính dồi dào cũng như các mối quan hệ của Apple, thật dễ dàng để cho rằng NextVR đã có thể đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tạo ra loại nội dung cho VR.
Người hâm mộ và nghệ sĩ - đôi bên cùng có lợi?
Tiềm năng về các buổi hòa nhạc thực tế ảo đương nhiên là rất lớn, theo 9to5Mac. Trong bối cảnh giá vé tham gia các liveshow âm nhạc ngày càng đắt đỏ và đương nhiên không dễ mua, việc có thể theo dõi các ca sĩ mình yêu quý qua kính VR, vốn có độ nhập tâm không thua kém gì ngoài đời, là một ý tưởng đáng để xem xét với nhiều tín đồ ấm nhạc, nếu chi phí bỏ ra rẻ hơn tiền mua vé.
Về phía các nghệ sĩ, bản thân sự xuất hiện của kính Reality Pro cũng mang tới cho họ nhiều cách thức hơn trong việc tiếp cận tới người hâm mộ, ít nhất là ở phương diện tài chính. Trên thực tế, việc thực hiện các chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới đang trở nên đắt đỏ hơn đáng kể vì những lo ngại về hậu cần và chi phí. Điều này dẫn đến việc các nghệ sĩ thực hiện ít buổi biểu diễn hơn nhiều so với những gì họ có thể đã thực hiện vài năm trước, thậm chí một số trường hợp phải hủy bỏ hoàn toàn kế hoạch.
Như vậy, các nghệ sĩ có thể lựa chọn phương án tổ chức thực hiện và phát hành các buổi concert thực tế ảo, vốn sẽ không tốn nhiều chi phí phát sinh và tiếp cận được nhiều người nghe hơn.
Tất cả những điều này nói lên rằng, việc cung cấp một kho nội dung về các buổi hòa nhạc trực tiếp có thể là điểm hút khách cho Reality Pro và xrOS (tên gọi của Apple dành cho phần mềm chạy trên kính Reality Pro). Hãy tưởng tượng nhu cầu sẽ lớn đến mức nào nếu một nghệ sĩ nổi tiếng như Taylor Swift ghi lại một trong những buổi biểu diễn Eras Tour gần đây của cô trong môi trường thực tế ảo. Và đây sẽ là điểm chỉ có Apple mới đủ thực lực để thực hiện một cách mạng hóa trong lĩnh vực âm nhạc.
Tham khảo 9to5mac
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4