Cụ ông khó tính bị bắt vì miệt mài gọi 24.000 cuộc điện thoại đến tổng đài để phàn nàn về dịch vụ suốt 2 năm trời
Trung bình mỗi ngày ông cụ này gọi 33 cuộc điện thoại đến tổng đài, được biết lý do khiếu nại là vì điện thoại của ông không thể bắt nổi sóng radio.
Người già thường sẽ có nhiều thời gian và đôi khi cũng khá khó tính, nhưng có lẽ khó tính và kiên trì đến mức như cụ ông dưới đây thì chắc ai cũng phải xin thua. Ông Akitoshi Okamoto, hiện năm nay đã 71 tuổi và trong gần 2 năm qua thì ông cụ này đã liên tục gọi điện tới tổng đài của nhà mạng viễn thông để phàn nàn về dịch vụ và yêu cầu nhà cung cấp xin lỗi vì đã vi phạm hợp đồng. Trong suốt thời gian đó, người đàn ông đã gọi tổng cộng 24.000 cuộc.
Ở Nhật Bản, theo ghi nhận thì những người cao tuổi thường gọi điện đến tổng đài chăm sóc khách hàng để hỏi các vấn đề như làm thế nào để gửi email hoặc là cách đăng ký tài khoản Netflix...và để trả lời hết câu hỏi của các cụ thực sự là một vấn đề nan giải đối với các tổng đài viên.
Ông Okamoto bị cảnh sát bắt chỉ vì gọi điện phàn nàn quá nhiều
Ông Okamoto cũng không phải là một ngoại lệ, người đàn ông 71 tuổi này đang sống ở thành phố Kasukabe, nằm ở trung tâm của tỉnh Saitama, Nhật Bản. Ông cụ đã bị bắt vì gọi điện quá nhiều đến tổng đài dịch vụ chăm sóc khách hàng của công ty KDDI, được biết ông Okamoto đã gọi 411 cuộc điện thoại mỗi tuần vào tháng trước.
Các vấn đề của cụ ông xoay quanh việc ông đòi công ty xin lỗi vì đã vi phạm hợp đồng và đối xử không công bằng với khách hàng. Ban đầu phía công ty KDDI không có ý định phản đối ông Okamoto nhưng vì ông cụ phàn nàn quá nhiều và liên tục đòi hỏi, gọi điện đến gây khó dễ đối với nhân viên trực tổng đài vì thế mà đơn vị này buộc phải nhờ đến sự giúp đỡ của cảnh sát. Theo thống kê thì mỗi ngày người đàn ông này gọi trung bình 33 cuộc.
Cụ ông có thể sẽ phải đối mặt với tội danh cản trở hoạt động kinh doanh, hiện cuộc điều tra vẫn đang được tiến hành
Cảnh sát nói rằng ông cụ 71 tuổi có thể phải đối mặt với tội cản trở công việc kinh doanh - một tội danh ở Nhật Bản dành cho những ai có hành vi can thiệp và gây phiền phức cho hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Hiện cuộc điều tra đang được tiến hành, ông Okamoto đưa ra lý do rằng chiếc điện thoại của ông không thể bắt được sóng radio, vì thế mà ông phải gọi tới để phản hồi dịch vụ.
Việc chiều lòng các "thượng đế" thực sự luôn là một vấn đề cực kỳ nan giải đối với các nhân viên dịch vụ. Trong một diễn biến khác, ở Ireland, một quản lý khách sạn có một pha xử lý khôn khéo để giải quyết khiếu nại khách hàng khi họ cho rằng căn phòng mà họ thuê quá tối và không có chút ánh sáng mặt trời nào. Du khách người Đan Mạch đã viết đánh giá về khách sạn trên trang TripAdvisor như sau:"Cửa sổ quá mù mịt và không có chút ánh sáng nào mặt trời nào xuyên vào được."
Vị quản lý khách sạn Imperial ở thành phố Cork, Ireland đã phản hồi vị khách với lời giải thích rằng người này đã ghé khách sạn vào 11 giờ đêm và rời đi lúc 8 giờ sáng. Trong khoảng thời gian đó ở Ireland là buổi đêm thì lấy đâu ra ánh sáng mặt trời.
Vị quản lý còn nói rằng nếu người khách này có nhu cầu đổi phòng thì chỉ cần nói chuyện trực tiếp với phía khách sạn thì họ sẽ sắp xếp và xử lý cho anh ta. Tuy nhiên, thay vì làm việc đó thì người này lại chọn âm thầm viết đánh giá trên mạng và tuyên bố không quay trở lại đây nữa, vì thế phía khách sạn liền đáp ứng nhu cầu của khách hàng này. Họ đã xếp thông tin của người này vào một danh sách đặc biệt, đảm bảo rằng vị khách này không còn có thể đặt phòng được nữa dù chỉ là nhầm lẫn.
Khách sạn Imperial, ở thành phố Cork, Ireland bị 1 vị khách khó tính đánh giá rằng quá thiếu ánh sáng mặt trời
(Nguồn: LADbible)
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Intel giờ mới 'học theo' công nghệ đang giúp AMD thống trị mảng CPU chơi game, nhưng người dùng phổ thông vẫn phải chờ dài cổ
Dòng chip Clearwater Forest được xây dựng trên nền tảng 18A node, một công nghệ bán dẫn tiên tiến nhất của Intel
Trên tay realme GT7 Pro với thiết kế mới: Snapdragon 8 Elite cực mạnh, pin siêu khủng 6.500mAh, có một nâng cấp đáng giá sẽ thành xu hướng của năm sau