Cứ tưởng tàu "treo ngược" của Trung Quốc là đột phá công nghệ, hóa ra ý tưởng này đã được người Đức thực hiện trước đó hơn 120 năm
Trên thực tế, tàu "treo ngược" được bắt nguồn từ Wuppertal, một thành phố công nghiệp lâu đời ở Đức cách đây hơn 120 năm.
- Trung Quốc ưu tiên 3 công nghệ chiến lược trong cuộc cạnh tranh cường quốc
- Một thiết bị công nghệ của Trung Quốc đang 'càn quét' mọi đối thủ từ Âu đến Mỹ, tới người Việt cũng thích sắm sửa 1 chiếc cho ngôi nhà của mình
- Trung Quốc tiên phong xu hướng xe ô tô điện
- Tại sao Trung Quốc xây khách sạn 15 tầng chỉ mất không đến 150 giờ, với đúng 200 công nhân?
- Cuộc chiến giành công nghệ quan trọng nhất thế giới: Bill Gates phán 1 câu nói rõ "kết cuộc" cho Trung Quốc
Wuppertal Schwebebahn là tuyến đường sắt trên cao chạy điện lâu đời nhất với các toa treo và nó vẫn được sử dụng cho đến ngày nay, chuyên chở 82.000 hành khách mỗi ngày.
Ban đầu nó được thiết kế bởi Eugen Langen như một ý tưởng để bán cho thành phố Berlin, và việc xây dựng dự án bắt đầu vào năm 1898. Hoàng đế Wilhelm II là một trong những người đầu tiên bắt chuyến tàu trong quá trình chạy thử vào năm 1900, chỉ vài năm trước khi Thế chiến I xảy ra.
Một nhà thơ sinh ra ở Wuppertal, Else Lasker-Schüler, đã so sánh việc di chuyển trên đường ray một ray với một chuyến bay trên lưng một "con rồng thép". Phần lớn hành trình, chuyến tàu sẽ đi theo con đường của Sông Wupper đang chảy xiết, với độ cao12 mét. Ở cuối tuyến, đường ray uốn lượn một cách trang nhã để cho phép các đoàn tàu quay đầu lại.
Các nhà điều hành tuyến đường sắt cho biết những lợi thế của nó bao gồm không phải đối mặt với tình trạng tắc đường hoặc nút giao thông hoặc thực sự là có tuyết hoặc lá trên đường ray.
Tuyến đường sắt đặc biệt natf đã truyền cảm hứng cho các nhà thơ và nhạc sĩ. Nó được nhắc đến trong cuốn tiểu thuyết Altneuland năm 1902 của Theodor Herzl, trong đó nó được coi là hình thức vận chuyển lý tưởng của thành phố. Nó xuất hiện trong bộ phim Alice in den Städten (Alice in the Cities) của nhà làm phim Wim Wenders và trong bộ phim Train Trilogy năm 1995 của Darren Almond, người được đề cử giải Turner.
Sự cố nổi tiếng nhất trong lịch sử của tuyến được sắt đặc biệt này liên quan đến một con voi Ấn Độ. Vào tháng 7 năm 1950, một con voi ba tuổi tên là Tuffi, đang ở Wuppertal với đoàn xiếc lưu diễn của Frank Althoff, được đưa lên toa số 13 cùng với một nhóm nhà báo và người hâm mộ như một phần của màn trình diễn công khai.
Theo các nhân chứng, con voi hoảng sợ vì bị chen chúc trong toa quá đông nên đã ngồi lên một chiếc ghế gỗ khiến nó bị gãy, trước khi dùng hết sức lao qua mạn trái của đoàn tàu.
Sau hành động này, con voi đã hạ cánh xuống sông từ độ cao 12 mét. Cú ngã này chỉ khiến cho cơ thể của con voi bị bầm tím, nhưng toa tàu đã bị phá hủy và một số nhà báo bị thương.
Nó xảy ra nhanh đến nỗi không có bức ảnh nào được chụp về cú lao xuống, chỉ có bức ảnh con voi đang đứng trong làn nước bùn.
Sau sự cố này, Althof và người đứng đầu bộ phận vận tải của thành phố đã bị phạt 450 mark và bị thẩm phán tuyên bố rằng động vật duy nhất được phép đi trên tuyến đường sắt treo là chó dẫn đường và chó cảnh sát.
Tham khảo: Boredpanda; Theguardian; Petapixel
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"