Cuộc đua toàn cầu mới đã xuất hiện trong bối cảnh nhu cầu năng lượng tăng lên từng ngày.
- Tua bin gió ngoài khơi lớn nhất thế giới chính thức được Trung Quốc kết nối vào lưới điện: Cao 146 m, mỗi vòng quay 'quét' 50.000 m2, đủ cung cấp điện cho 36.000 hộ trong 1 năm
- Arm cần trở thành một công ty AI nếu muốn IPO thành công
- A.I sẽ khiến búp bê tình dục 'sống động'
- Thất nghiệp vì Covid-19, chàng trai đăng nội dung "không nói gì" lên TikTok và giờ có thể kiếm đến 9 tỷ đồng mỗi video
- Honor chính thức quay trở lại Việt Nam: Ra mắt loạt sản phẩm dòng X giá rẻ chỉ từ 3,99 triệu đồng
Khoảng 57% trữ lượng Lithium trên thế giới được tìm thấy ở Argentina, Bolivia và Chile. Vì nó được sử dụng trong sản xuất pin xe điện cùng nhiều ngành công nghiệp hiện đại khác nên nguồn tài nguyên thiên nhiên này rất được săn đón.
Trên toàn cầu, người Trung Quốc đã đầu tư hàng tỷ đô la Mỹ để đảm bảo vị trí của họ ở tuyến đầu. Mỹ cũng đang ở vị thế tốt hơn so với các đối tác châu Âu. Cuộc đua Lithium đang nóng hơn bao giờ hết.
"Loại dầu mỏ mới" - Cuộc đua toàn cầu mới
Chúng ta nghe rất nhiều về mối nguy hiểm công nghệ đối với hành tinh của chúng ta – dầu mỏ, khí đốt, than đá, bê tông, nhựa... danh sách vẫn tiếp tục – nhưng các giải pháp công nghệ là gì? Lithium, bề ngoài có màu xám bạc không nổi bật và có mùi vị kim loại đặc trưng, là một phần của giải pháp.
Lithium có rất nhiều trên khắp Trái Đất. Thách thức nằm ở thời điểm: Việc sử dụng nhanh chóng xe điện dự kiến sẽ làm tăng gần gấp 5 lần nhu cầu Lithium vào năm 2030.
Trở lại những năm gần đây, nhu cầu toàn cầu về Lithium đã tăng vọt và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thập kỷ tới vì kim loại này được sử dụng trong pin sạc để cung cấp năng lượng cho xe điện - một giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu.
Các nhà sản xuất máy tính xách tay, điện thoại di động và các sản phẩm khác có pin sạc cũng phụ thuộc rất nhiều vào Lithium. Lithium cũng được sử dụng trong gốm sứ, một số loại thủy tinh, dầu mỡ công nghiệp và một số loại thuốc.
Nhu cầu chung về pin Lithium-ion trên toàn thế giới đã bùng nổ từ chỉ 0,5 gigawatt giờ trong năm 2010 lên khoảng 526 gigawatt giờ một thập kỷ sau đó. Các chuyên gia kỳ vọng nó sẽ tăng gấp 17 lần vào năm 2030. Ước tính, thị trường pin Lithium-ion sẽ đạt hơn 100 tỷ USD vào năm 2030.
Đó là lý do người ta gọi Lithium - kim loại màu trắng này có tên là "vàng trắng". Và cuộc đua khai thác "vàng trắng" trên toàn thế giới đang nóng hơn bao giờ hết.
Pin của Tesla Model S sử dụng khoảng 12kg Lithium. Ảnh: Reuters
Trong một báo cáo năm 2022, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận thấy rằng việc sản xuất các khoáng sản quan trọng, bao gồm cả Lithium, sẽ cần tăng gần 500% vào năm 2050 để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các công nghệ năng lượng sạch quan trọng.
Bản thân tỷ phú Elon Musk đã gọi Lithium là "loại dầu mỏ mới". Pin của Tesla Model S sử dụng khoảng 12kg Lithium. Nếu không có nó, xe điện sẽ không chiếm 60% doanh số bán ô tô mới vào năm 2030, như Elon Musk hy vọng và nhiều người khác dự đoán.
Khó bắt kịp Trung Quốc?
Nhà sản xuất ô tô Tesla của tỷ phú Mỹ Elon Musk là minh chứng tiêu biểu không thể tranh cãi của quá trình chuyển đổi năng lượng hoàn toàn từ xăng sang điện.
Mục tiêu của Tesla là sản xuất 20 triệu xe điện mỗi năm vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu đầy tham vọng của mình, Tesla sẽ cần một lượng lớn Lithium để sản xuất các loại pin cần thiết. Nói đi đôi với làm, đầu năm 2023, công ty đã xây dựng nhà máy lọc Lithium trị giá 1 tỷ USD ở bang Texas, Mỹ.
Tuy nhiên, sẽ là ngạc nhiên khi biết rằng các công ty Trung Quốc - chứ không phải "những người khổng lồ" của Mỹ - đã đạt được nhiều tiến bộ nhất cho đến nay, Worldfinance thông tin.
Chỉ 5 công ty của Trung Quốc đã chịu trách nhiệm cho khoảng ba phần tư sản lượng Lithium toàn cầu. Họ hoạt động ở mọi giai đoạn của dây chuyền sản xuất, từ phát triển tài nguyên, tinh chế và xử lý, đến sản xuất và tái chế pin. Trên thực tế, trong số 200 siêu nhà máy pin đang được triển khai cho đến năm 2030, 148 sẽ ở Trung Quốc.
Phần còn lại của thế giới phải mất nhiều năm, nếu không muốn nói là hàng thập kỷ, mới có thể bắt kịp.
Vì sao Trung Quốc lại chiếm ưu thế rõ ràng đến vậy? Đó là bởi họ sớm nhận ra tiềm năng của Lithium cũng như nhanh chóng thâu tóm nhiều mỏ ở nhiều khu vực trên toàn cầu như Nam Mỹ, châu Phi.
Lithium được Elon Musk gọi là loại dầu mới, ít nhất là cho xe điện (EV) và cuộc đua toàn cầu đang diễn ra để đảm bảo nguồn tài nguyên quý giá này. Ảnh: Carbon Credits
Trên thế giới, mỏ Silver Peak - mỏ Lithium duy nhất đang hoạt động của Mỹ - tạo ra khoảng 1% sản lượng Lithium hàng năm của thế giới. Nam Mỹ nắm giữ khoảng 75% trữ lượng tài nguyên Lithium được biết đến của thế giới, với Argentina, Chile và Bolivia tạo nên cái gọi là 'Tam giác Lithium' của các nhà sản xuất. Việc khai thác quặng chứa Lithium, đặc biệt phổ biến ở Australia, chiếm phần còn lại.
Dữ liệu của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) tiết lộ rằng Bolivia có khoảng 24% tài nguyên Lithium của thế giới, nhưng việc sản xuất gần như không tồn tại. Trong khi đó, Argentina có khoảng 21% tổng tài nguyên Lithium và chỉ chiếm 6% sản lượng của thế giới.
Nhận ra sớm tiềm năng Lithium, Trung Quốc đã 'tấn công' vào các nước Nam Mỹ. Đơn cử, công ty Ganfeng của Trung Quốc gần đây đã chi 962 triệu USD để mua lại công ty Lithea của Argentina và giấy phép của công ty này đối với hai hồ muối Lithium.
Financial Times (Anh) nhận định, nếu châu Phi có thể nhanh chóng đưa các dự án Lithium vào hoạt động trong thập kỷ này, thì sẽ còn một chặng đường dài để khắc phục tình trạng tắc nghẽn trong quá trình chuyển đổi năng lượng.
'Gã khổng lồ giao dịch hàng hóa' Trafigura (Singapore) dự đoán châu Phi có thể cung cấp 1/5 lượng Lithium của thế giới vào năm 2030 trong khi Susan Zou, nhà phân tích tại Rystad Energy, cho biết lục địa này "có thể là một ngôi sao đang lên đối với khoáng sản Lithium".
Trong khi các quan chức Mỹ và châu Âu đang thúc đẩy quan hệ đối tác với châu Phi và lập danh sách các khoáng sản quan trọng, thì các nhà đầu tư Trung Quốc không chỉ mua các mỏ ở châu Phi để sản xuất các khoáng sản này mà còn xây dựng các nhà máy lọc dầu trong nước để xử lý sản phẩm của họ.
Trung Quốc đang đi đầu trong việc chuyển đổi kim loại này thành nguyên liệu thô cho pin. Cho đến khi các cơ sở tương tự đi vào hoạt động ở châu Âu, Mỹ hoặc chính châu Phi, Trung Quốc sẽ là khách hàng chính của Lithium châu Phi.
Một chiếc xe ben vận chuyển Mmagie clorua từ mỏ Lithium của SQM ở sa mạc Atacama. Ảnh: MARTIN BERNETTI/AFP
Vào tháng 3/2023, nhà máy cô đặc Lithium đầu tiên của châu Phi thuộc sở hữu của Trung Quốc đã bắt đầu sản xuất thử nghiệm tại Arcadia, ở Zimbabwe. Mỏ đó đã được Huayou Cobalt mua vào năm 2021 với giá 422 triệu đô la Mỹ, một phần trong làn sóng giao dịch Lithium trị giá hàng tỷ đô la gần đây của Trung Quốc tại một quốc gia mà nhiều nhà đầu tư phương Tây sợ hãi mất phần.
Không chỉ Lithium, Trung Quốc đã xây dựng được vị trí thống lĩnh trong nhiều loại khoáng sản quan trọng đối với quá trình chuyển đổi năng lượng, bao gồm Coban, các kim loại đất hiếm. Phương Tây đang chuẩn bị chi hàng trăm tỷ đô la để cố gắng bắt kịp.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android