Cựu CEO Reddit xác nhận: Mọi cách thức đo lưu lượng truy cập trên internet đều là "cú lừa"

    Nguyễn Hải,  

    Theo bà Pao, các thống kê về lượng người dùng, lượng truy cập, cú click chuột với các nội dung trên internet đều có thể bị làm giả hoặc chỉnh sửa.

    "Đúng như vậy: Mọi thứ đều là giả." Đó là dòng tweet của cựu CEO Reddit, bà Ellen Pao về bài viết trên tạp chí New York Magazine vào thứ Tư vừa qua khi tiết lộ rằng, các thước đo băng thông internet từ những công ty công nghệ lớn nhất hầu hết đều phóng đại hoặc đã được chỉnh sửa. Hay nói cách khác, chúng đều là các con số nhảm nhí.

    Bài viết của New York Magazine minh chứng rõ ràng hơn cho lời xác nhận của bà Ellen Pao về các con số giả mạo đang lan tràn trên khắp internet.

    Cựu CEO Reddit xác nhận: Mọi cách thức đo lưu lượng truy cập trên internet đều là cú lừa - Ảnh 1.

    Những dàn smartphone này đang trở thành công cụ không thể thiếu cho các click farm.

    "Các thước đo đều là giả."

    "Lấy một điều đơn giản như cách chúng ta đo băng thông web. Các thước đo thường là thứ thực tế nhất trên internet. Chúng có thể đo đếm được, theo dõi được và xác nhận được, và sự tồn tại của chúng làm nên nền tảng cho ngành kinh doanh quảng cáo và từ đó thúc đẩy sự phát triển của mạng xã hội và các nền tảng quảng cáo."

    "Ngay cả Facebook, tổ chức thu thập dữ liệu lớn nhất thế giới, dường như cũng tự tạo ra các số liệu cho riêng mình. Trong tháng 10, một số nhà quảng cáo nhỏ đã đệ đơn kiện chống lại mạng xã hội khổng lồ này, khi cáo buộc rằng trong một năm nay, họ đã che đậy việc phóng đại đáng kể về thời gian người dùng xem các video trên nền tảng này (nguyên đơn cho biết: con số thực là 60-80% nhưng Facebook cho biết là từ 150 đến 900%)."

    "Theo danh sách dài tại MarketingLand, trong hơn hai năm qua, Facebook đã thừa nhận hàng loạt sai phạm, bao gồm báo cáo sai về lượng tiếp cận tới các bài đăng trên Facebook Page, tỷ lệ người xem trọn vẹn các đoạn video quảng cáo, thời gian trung bình cho việc đọc các bài "Instant Article" của họ, lượng băng thông referral từ Facebook tới các website bên ngoài, số lượt xem video trên Facebook phiên bản mobile, và số lượng video xem trên Instant Article."

    "Vậy chúng ta còn có thể tin các thước đo này hay không? Ngay cả khi chúng ta đặt niềm tin vào sự chính xác của họ, vẫn có điều gì đó không thật về chúng: Trong năm 2018, Facebook tuyên bố 75 triệu đã xem ít nhất một phút video trên Facebook Watch mỗi ngày – cho dù vậy, sau đó Facebook thừa nhận, 60 giây trong một phút đó không có nghĩa là thời gian xem liên tục của người dùng. Video thực, người xem thực, nhưng thời gian xem là giả."

    Cựu CEO Reddit xác nhận: Mọi cách thức đo lưu lượng truy cập trên internet đều là cú lừa - Ảnh 2.

    Bà Ellen Pao, cựu CEO của Reddit.

    Đồng tình với bài viết trên NY Mag, bà Ellen Pao cho biết trên tweet của mình: "Điều đó hoàn toàn đúng: Mọi thứ đều là giả. Ngoài ra cách tính lượng người dùng mobile cũng là giả. Theo như tôi biết trên Reddit, không ai biết được làm thế nào tính được những người dùng đăng nhập trên mobile. Mỗi khi có ai đó đổi sang cột thu phát sóng khác, họ lại được tính như một người dùng mới và làm gia tăng các phép đo người dùng của công ty."

    Tuy nhiên, bài viết trên tạp chí New York Magazine của tác giả Max Read còn đi sâu hơn vào việc này, khi nhấn mạnh: "Người dùng là giả, các doanh nghiệp là giả, nội dung là giả, chính trị là giả" và cuối cùng, "Chúng ta đang làm giả chính bản thân mình."

    Trong bài viết của mình, Read cho biết; "Các nghiên cứu thường cho thấy rằng, trong nhiều năm nay, chỉ có chưa đến 60% băng thông web là con người." Một số năm, "một phần lớn hơn đáng kể là các bot." Trên thực tế, theo tờ Times, một nửa lượng truy cập YouTube trong năm 2013 là bot.

    "Internet luôn đóng vai trò chủ đạo trong góc tối nào đó với những kẻ giả mạo (catfish) và những kẻ lừa đảo người Nigeria, nhưng giờ đây bóng tối đó đã xâm chiếm mọi khía cạnh của nó. Những thứ trước đây tưởng chừng như hoàn toàn có thực và không phải nghi ngờ thì giờ lại như có chút giả dối – mọi thứ trước đây tưởng như có gì đó giả dối giờ đây lại có quyền lực và sự hiện diện của thực tế."

    Quang cảnh trong một công ty click farm.

    Hơn nữa, trong báo cáo điều tra vào tháng Tám của mình, tờ Times phát hiện ra rằng có cả một ngành kinh doanh đầy phát đạt của việc bán click chuột. Trên thực tế, một người có thể mua 5.000 click cho mỗi đoạn video dài 30 giây với giá chỉ 15 USD, với lượng băng thông thường đến từ các bot hoặc "click farm" (từ chỉ những người chuyên click thuê).

    Giữa các bot trên internet với những con người giả, click giả, trang web giả, máy tính giả, có lẽ điều thực tế nhất lại chính là các quảng cáo.

    Với mục tiêu lấy các thước đo trên làm động lực tăng trưởng, với các nền tảng kết nối không được quản lý, dễ hiểu vì sao internet đang trở thành môi trường cho sự giả dối lan truyền. Đi cùng với "sự thật" là "niềm tin" cũng đang mất đi trên môi trường trực tuyến. Sửa chữa điều đó cần sự thay đổi trong văn hóa và cách quản lý của cả Thung lũng Silicon và toàn thế giới, nhưng có lẽ đó là lựa chọn duy nhất của chúng ta.

    Tham khảo ZeroHedge

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày