Đây là cách đánh cá độc đáo giúp người Nhật được UNESCO vinh danh

    Hoa Hướng Dương, Theo Trí Thức Trẻ 

    Phương pháp bắt cá thân thiện với tự nhiên và thể hiện sự gắn kết giữa con người và tự nhiên đã được phát triển hàng ngàn năm trước ở Nhật Bản.

    Thời cổ xưa, cách đây khoảng 1.300 năm, người Nhật Bản đã sử dụng một phương pháp bắt cá truyền thống vô cùng độc đáo có tên Ukai. Ngày nay, những du khách du lịch vẫn có thể được mục kích tận mắt kỹ thuật này khi tới thành phố Gifu nằm ở trung tâm đất nước hoa anh đào.

    Bắt cá bằng chim cốc - phương pháp độc đáo hàng ngàn năm trước ở Nhật Bản

    Tuy nhiên, thay vì để bắt cá phục vụ cho cuộc sống như trước đây, kỹ thuật bắt cá độc đáo này chủ yếu phục vụ mục đích giải trí, giáo dục và biểu diễn, như một nét đẹp văn hóa được người Nhật Bản kế thừa, gìn giữ.

    Đây là cách đánh cá độc đáo giúp người Nhật được UNESCO vinh danh - Ảnh 1.

    Phương pháp bắt cá Ukai. Ảnh: JapanTradition

    Đối với phương pháp cổ xưa truyền thống này, người bắt cá sẽ dùng các sợi dây buộc vào cổ của những con chim cốc (tiếng Nhật là Usho - tên khoa học: Phalacrocoracidae) đã được huấn luyện kỹ lưỡng. Đây là loài chim nổi tiếng như một bậc thầy lặn bắt cá.

    Phương pháp Ukai truyền thống để bắt cá ở Nhật bản. Ảnh: JapanTravel

    Các thợ đánh cá sẽ hô to "Ho Ho" trong khi thả chim cốc xuống nước bắt cá (thông thường mỗi thuyền sẽ có khoảng 10 đến 12 con chim cốc và một vài thợ đánh cá hỗ trợ nhau gỡ cá).

    Nếu chim bắt được cá nó sẽ lên thuyền để người bắt cá lấy con cá trong miệng chim. Phần dây buộc quanh cổ sẽ đảm bảo cá lớn không bị chim nuốt mất nhưng cho phép chúng ăn các con cá nhỏ.

    Đây là cách đánh cá độc đáo giúp người Nhật được UNESCO vinh danh - Ảnh 2.

    Ngọn đuốc khiến dòng sông rực sáng về đêm. Ảnh: Daco

    Đây là cách đánh cá độc đáo giúp người Nhật được UNESCO vinh danh - Ảnh 3.

    Người đánh các dùng dây buộc vào cổ chim cốc. Ảnh: Japantravel

    Ngoài ra, người đánh cá thường sử dụng kỹ thuật này vào ban đêm với một ngọn đuốc rực sáng (gọi là kagaribi) để thu hút cá khiến cả dòng sông trở thành một khung cảnh lung linh, huyền ảo, gợi nhớ về thời đại hoàng kim Edo nên rất thu hút các du khách tới Nhật Bản.

    Ngọn đuốc sẽ được đặt trong một giỏ sắt chứa gỗ thông và bùi nhùi rơm để thắp lửa, thợ bắt cá sẽ quấn kazaorieboshi trên đâu (đây là 1 loại khăn vải để bảo vệ đầu khỏi lửa nóng), mình mặc váy rơm koshimino để giữ ấm cơ thể và đi dép rơm ashinaka để tránh trơn, trượt.

    Mỗi đêm, một con chim cốc có thể bắt 6 con cá Ayu (có gia trị kinh tế cao) một lúc trong cổ họng để mang về cho người chủ (khối lượng cá bắt được tổng cộng trung bình là từ 0,5-2 kg cá Ayu).

    Phương pháp cổ xưa vẫn được lưu truyền và tồn tại đến tận ngày nay

    Phương pháp này nổi tiếng đến nỗi nó được vinh danh khi đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới của UNESCO.

    Đây là cách đánh cá độc đáo giúp người Nhật được UNESCO vinh danh - Ảnh 4.

    Phương pháp cổ xưa để bắt cá của Nhật Bản. Ảnh: Ukiyo

    Năm 1890, Cơ quan nội chính Hoàng gia Nhật Bản (Imperial Household Ministry) đã bổ nhiệm một nhóm những người đánh cá nhỏ để giữ cho truyền thống này tiếp tục tồn tại, họ sẽ biểu diễn trên các dòng sông ở thành phố Gifu để phục vụ du khách du lịch từ tháng 5 đến tháng 11.

    Trong khoảng thời gian đó, trên sông Nagara-gawa (dòng sông nằm trong top 100 dòng sông đẹp) còn là nơi tổ chức Goryou Ukai ở Goryoba từ tháng 6 đến tháng 8 mà tại đây, các đại sứ quán cùng phu nhân lãnh sứ quán các nước đang ở Nhật Bản sẽ được mời tới tham dự.

    Đây là cách đánh cá độc đáo giúp người Nhật được UNESCO vinh danh - Ảnh 5.

    Khung cảnh lung linh huyền ảo của đêm đánh cá. Ảnh: JapanTravel

    Những người đánh cá bằng phương pháp này có thể đạt danh hiệu cao quý "Bậc thầy bắt cá bằng chim cốc của triều đình" chỉ khi họ có mối quan hệ máu mủ với bậc thầy tiền nhiệm trước.

    Điều này sẽ khuyến khích phương pháp truyền thống được tiếp tục lưu truyền cho các đời con cháu trong gia đình, dòng họ và giữ nó tồn tại bên cạnh các phương pháp bắt cá hiện đại, hiệu quả hơn.

    Yamashita Tetsuji, một bậc thầy đánh cá bằng chim cốc cho biết: "Chúng tôi chăm sóc những con chim cốc cho đến khi chúng chết. Những con chim này giống như gia đình của mình vậy".

    Những người đánh cá sống với chúng và xem chúng như những người bạn, người trợ thủ và như các thành viên trong gia đình họ. Giữa chim cốc và người đánh cá có một mối quan hệ mật thiết và tình cảm rất đặc biệt.

    (Bài viết được dịch từ các nguồn: JapanGuide, JapanTravel, Nat Geo)

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ