Đây là câu trả lời cho câu đố Bitcoin 3 năm tuổi trị giá 50.000 USD, bạn sẽ ngỡ ngàng về độ phức tạp của nó
Bức tranh có tên "Huyền thoại về Satoshi Makamoto" là câu đố làm đau đầu những chuyên gia giải đố giỏi nhất.
- Bỏ ra 4.400 USD để mua dàn máy đào bitcoin, anh chàng lại nhận được một cái đĩa DVD hoạt hình Nhóc Trùm
- Giải mã lý do vì sao bitcoin lại bị giới hạn số lượng ở mức 21 triệu đồng
- Tại quốc đảo này, bạn có thể dùng bitcoin để nhập tịch
- TON - đồng tiền mã hóa của Telegram, được dự báo là ICO lớn nhất trong lịch sử có gì ưu việt hơn cả Bitcoin hay Ethereum?
- Tôi đã đối mặt và vượt qua băn khoăn "Mình mà mua bitcoin sớm thì đã giàu to" như thế nào?
Có một địa chỉ ví điện tử Bitcoin được theo dõi kĩ càng có tên 1FLAMEN6 tự nhiên tụt mất gần 5 Bitcoin, có giá trị gần 50.000 USD tại thời điểm rút. Chủ sở hữu địa chỉ ví Bitcoin này là một "nghệ sĩ mã hóa" có nghệ danh là @coin_artist, với một tài khoản Twitter cùng tên. Nhưng việc đột nhiên tụt hàng đống tiền này không khiến cô nghệ sĩ trẻ buồn rầu, trái lại, cô cực kỳ vui sướng.
Đó là bởi ví Bitcoin có 1FLAMEN6 này được gắn với một bức tranh, một câu đố được @coin_artist và một người nghệ sĩ mã hóa khác là Rob Myers tạo nên năm 2015. Bức tranh ấy có tên là "TORCHED H34R7S", hay có tên khác là Huyền thoại về Satoshi Makamoto. Nó là manh mối cuối cùng trong một chuỗi các câu đố nhỏ, với đáp án là chìa khóa để đăng nhập vào ví Bitcoin 1FLAMEN6.
Khi thấy tiền tụt, nghệ sĩ @coin_artist biết ngay là ai đó đã giải được câu đố - 3 năm sau khi chị và đồng nghiệp tạo nên câu đố ấy.
Bức tranh nguyên bản được treo tại nhà @coin_artist.
@coin_artist nói với phóng viên Motherboard rằng chị không ngờ người ta mất thời gian đến thế để giải được câu đố trên. Sau khi đăng tải câu đố này của mình trên forum Bitcointalk nổi tiếng, đã có ngay một đội ngũ nghiên cứu nhằm tìm ra lời giải. Sau nhiều tháng bất lực, nhiều người bỏ cuộc, mối quan tâm tới câu đố này phai nhòa dần.
Tuy nhiên, @coin_artist nói rằng việc Bitcoin đội giá lên ngất trời của năm 2017 đã khiến người ta lại hứng thú với khoản tiền khổng lồ ấy.
Theo như anh Geralt, lập trình viên 30 tuổi đã giải được câu đố trên (Geralt là tên giả, anh không muốn tiết lộ danh tính bởi luật pháp nơi anh sống không cho phép sở hữu Bitcoin), thì anh chưa biết tới câu đố này cho tới hơn một tháng trước. Anh kể lại rằng mình và vợ rất thích giải đố và anh lúc đó đang tìm kiếm những câu đố liên quan tới tiền mã hóa.
Đây là bức tranh ấy.
Geralt kể lại chi tiết về cách thức anh giải đố, và phương pháp này đã được @coin_artist chứng thực. Để chứng minh rằng mình thực sự sở hữu chỗ Bitcoin trên, anh ký vào địa chỉ ví điện tử dòng chữ là một phần của cái chìa khóa đã được mã hóa vào bức tranh.
Dòng chữ ấy là "B34u7y, truth, and rarity - B34u7y, sự thật, và sự hiếm có".
Bản thân nó có ý nghĩa riêng: Theo như @coin_artist, nó liên quan tới bài thơ nổi tiếng Con Phượng và con Rùa – The Phoenix and the Turtle của William Shakespeare. Bản thân bài thơ bí ẩn vì chẳng ai biết rằng nó viết về ai, mà nó cũng có một liên kết đặc biệt với tác phẩm bức tranh là @coin_artist.
Cô đã tạo nên bức tranh/câu đố/tác phẩm nghệ thuật kia khi mình đang lâm vào thế không còn gì để mất. "Bức tranh được tạo ra vào một thời điểm khó khăn và giá trị của đống bitcoin lúc tôi đưa vào tranh chính là một nửa tài sản lúc ấy của tôi. Nó là một lời cầu nguyện cho mọi thứ sẽ khấm khá hơn".
Twitter cá nhân của @coin_artist.
Đây là phương thức hoạt động của câu đố trên
Bức tranh được vẽ bởi @coin_artist nhưng cô làm việc mật thiết với Myers để mã hóa chìa khóa ví điện tử vào trong tác phẩm mình tạo ra. Để có được phần chìa khóa ấy, người giải phải lấy được dữ liệu từ hai phần của bức tranh: một phần nằm tại rìa bức tranh và một phần nằm tại dải ruy-băng buộc lên chiếc chìa khóa đặt tại góc dưới bên phải bức tranh.
Quanh cái chìa khóa là sáu dải ruy-băng, tương ứng với một đoạn mã 6-bit, có vai trò như một chiếc chìa khóa mở ra toàn bộ câu đố mà bức tranh này nắm giữ. Có hai loại ruy-băng là ngắn và dài – ngắn tương ứng với số 0 và dài tương ứng với số 1. Vì vậy, chuỗi ký tự có được là 011010.
Theo lời Myers, một trong hai nghệ sĩ mã hóa tạo nên bức tranh này, thì rất nhiều người cứ chú ý tới cái bàn cờ hòng tìm ra một đoạn mã nhị phân tại đó. Chẳng ai để ý tới cái chìa khóa – với đúng nghĩa đen là biểu tượng để mở ra mọi cửa cả.
Vị trí cái chìa khóa.
Tiếp theo, họ tìm cách mã hóa toàn bộ cái chìa khóa ví điện tử vào cái viền lửa xung quanh bức tranh. Họ bắt đầu bằng đoạn mã của ví, được mã hóa dưới dạng Wallet Import – là một chuỗi ký tự gồm số và chữ được mã hóa theo base-58 (base-58 là cách thức biến mã nhị phân thành ký tự từ 1 tới 9 và hầu hết toàn bộ bảng chữ cái cả viết hoa lẫn viết thường, trừ hai ký tự là "I" và "O" bởi chúng có thể bị nhầm sang "1" và "0").
Mỗi ký tự lại được dịch sang hệ nhị phân, họ đặt chuỗi "B34u7y, truth, and rarity" lên đầu để báo hiệu cho bất kỳ ai giải được là họ đã thành công rồi. Toàn bộ chuỗi mà dài 76 ký tự được kết xuất thành dạng 608 bit, sau đó được chia thành các phần nhỏ 6-bit.
Mỗi phần nhỏ 6-bit này được xử lý bằng phép toán thao tác bit XOR - lấy hai dãy bit có cùng độ dài và thực hiện phép toán logic bao hàm XOR trên mỗi cặp bit tương ứng.
Ví dụ: nếu hai chuỗi đầu vào có số đầu tiên trùng nhau thì đầu ra sẽ là 0. Nếu hai số đầu của đầu vào mà không trùng nhau, thì đầu ra sẽ là 1. Ta có hai chuỗi đầu vào là 0110 và 0101 thì đầu ra sẽ là 0011.
Trong câu đố Bitcoin này, thì hai đầu vào gồm hai phần: từ sáu dải ruy-băng gắn trên chìa khóa và từ viền lửa của bức tranh. Sau khi áp dụng phép toán XOR lên toàn bộ chuỗi ký tự, chuỗi kết quả sẽ được chia thành những mảnh 4-bit, mỗi một mảnh này sẽ là một đốm lửa trên bức ảnh.
Tính chất ngọn lửa sẽ đại diện cho mỗi một bit trong mảnh 4-bit kia: thấp là 0 và cao là 1 – viền đỏ là 0 và viền vàng là 1 – hẹp là 0 và rộng là 1 – lửa tím là 0 còn lửa xanh là 1. Ngọn lửa phải được đọc từ trong ra ngoài, xuôi chiều kim đồng hồ rồi vòng ra rìa ngoài, đi ngược chiều kim đồng hồ.
Bước cuối cùng là biến đoạn mã kia thành hình thù thực sự của các ngọn lửa, theo như lời @coin_artist nói, thì đây đúng là một quá trình thực hiện đầy đau khổ và đầy những chi tiết nhỏ nhặt, không thể xảy ra sai sót được.
Chiều đọc dải lửa để ra được đoạn mã.
Đây là cách anh Geralt giải câu đố trên
Đầu tiên, anh nghĩ rằng một phần bức tranh này đang nói tới câu chuyện Alice tại Xứ thần tiên, vì thế anh giơ bản sao của bức tranh trước gương nhằm tìm ra manh mối, hi vọng tìm ra một mảnh code nào đó. "Vui thì vui thật, nhưng chẳng có tác dụng gì cả", anh Geralt nói. "Vì thế, tôi tập trung vào viền lửa, trông nó giống một dòng mã lắm".
Đi đúng hướng nhưng vẫn bất thành, anh mò lại bài đăng của @coin_artist trên Bitcointalk từ xưa, hòng tìm ra những manh mối mà @coin_artist có thể để lại và xem các hướng giải của những người khác. Anh thấy một cái tên quen thuộc – Trin, người anh gặp trong một nhóm chat Telegram tập trung vào việc giải câu đố này. Anh bắt chuyện với Trin, viết tắt của Trinista.
Anh Trinista nói rằng bước ngoặt của quá trình giải là lúc @coin_artist đăng tải tấm hình có độ phân giải cao hồi tháng Mười Hai vừa rồi. Anh nhận ra rằng mỗi hình lửa kia là một chuỗi 4-bit, nhưng anh chưa biết phải làm gì với thông tin này. Trinitas linh cảm rằng phép toán thao tác bit XOR đóng vai trò gì đó, nhưng anh vẫn vướng mắc.
Dựa vào linh cảm của Trinista, anh Geralt viết nên một chương trình Java cho phép ảnh thực hiện phép toán XOR, giải ra được dải lửa xung quanh bức tranh. Theo lời Trinitas, sau khi Geralt biết được cách thức áp dụng phép XOR, Geralt mất có 20 phút để giải ra câu đố.
Để cảm ơn, anh Geralt gửi nửa số Bitcoin cho Trinitas và quyết định giữ nửa số Bitcoin còn lại, chưa bán vội nhằm chờ xem liệu nó lên cao được đến đâu (hay có lên nữa không).
Còn về tác giả @coin_artist, chủ nhân của câu đố hóc búa mất 3 năm mới giải ra được, thì cô nói rằng cô vẫn sáng tác những tác phẩm mã hóa khác, tuy nhiên không còn hứng thú với mấy câu đố nữa. Dự án mới đây nhất của @coin_artist là hợp tác với cha đẻ của game Neon District, giấu trong game một phần thưởng ẩn trị giá 15 etherium, tương được 15.000 USD.
"Tôi cực kỳ xúc động khi biết tin câu đố của mình đã được hóa giải", cô @coin_artist nói. "Nhưng giờ tôi chỉ làm game thôi bởi làm câu đố mệt mỏi mà mang tính kịch ghê quá".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming