Đến thời điểm điểm máy nhắn tin bị khai tử ở Nhật, vẫn còn khoảng 1500 người dùng thường xuyên
50 năm sau lần ra mắt đầu tiên ở Nhật, đến nay chỉ còn đúng 1 công ty cung cấp dịch vụ pager: Tokyo Telemessage ở Shibashi. Thậm chí, họ còn tới 1500 khách hàng trung thành và thường xuyên sử dụng dịch vụ.
Dù là một trong những cường quốc công nghệ trên thế giới, người Nhật lại không vội vàng trong việc tiếp nhận smartphone. Vào năm trở lại đây, điện thoại nắp gập vẫn khá phổ biến ở Xứ sở hoa Anh đào dù ít nhiều đã bị thay thế bởi smartphone đa chức năng.
Chỉ trừ khoảng 1500 người Nhật vẫn chung thủy với pager (pocket bell), hay còn gọi là máy nhắn tin.
Tại Nhật Bản, pager đã tạo nên cơn sốt chưa từng có vào giữa những năm 90s và không khó để nhận ra lý do vì sao.
Ở quốc gia mà người dân tốn hàng giờ mỗi ngày để di chuyển trên phương tiện giao thông công cộng, chưa kể mang dùng điện thoại đi dộng ở văn phòng là việc bị dòm ngó - pager là phương tiện hữu hiệu để giữ liên lạc với gia đình và bạn bè một cách kín đáo, lịch sự.
Cái hay trong việc "dùng láu" chữ số kiểu Nhật để nhắn tin rất phù hợp với kiểu hiển thị của pager, khiến người dân càng yêu thích nó. Ví dụ, để nói cảm ơn, bạn không cần phải gõ cảm ơn bằng tiếng Nhật, thay vào đó là "999" (Sankyu/Thank you) là được. Ngoài ra, với tính kỷ luật và tỷ lệ tội phạm tương đối thấp, không phải lo ngại ai đó xem trộm pager.
Ít ai biết rằng, dịch vụ máy nhắn tin lần đầu được giới thiệu tại Nhật vào năm 1968 bởi Nippon Telegraph và Telephone Public Corporation. Sau đó là những công ty viễn thông khác như NTT và Docomo.
Cơn sốt pager đạt đỉnh điểm vào năm 1996, khi Bộ Nội vụ và Truyền thông cho hay, đã có khoảng 10,6 triệu hợp đồng dịch vụ tại Nhật Bản. Tuy nhiên, sức ảnh hưởng của nó nhanh chóng phai nhạt vì sự ra đời của những chiếc smartphone nhỏ gọn, cao cấp và đầy tính công nghệ. Mặt khác, giá của smartphone ngày càng rẻ đi, đến mức thanh thiếu niên có thể dễ dàng thuyết phục bố mẹ sắm cho một chiếc.
50 năm sau lần ra mắt đầu tiên ở Nhật, đến nay chỉ còn đúng 1 công ty cung cấp dịch vụ pager: Tokyo Telemessage ở Shibashi. Thậm chí, họ còn tới 1500 khách hàng trung thành và thường xuyên sử dụng dịch vụ.
Phần nhiều trong số này là người làm trong ngành y tế, dùng máy nhắn tin trong các tòa nhà hay bệnh viện hoàn toàn ổn dù sóng điện thoại chỉ có 1 - 2 vạch. Tuy nhiên, Tokyo Telemessage đã ngừng nhận đăng ký hợp đồng sử dụng pager mới từ 5 năm trước. Đến thời điểm nó không còn khả thi nữa, công nghệ cổ lỗ này sẽ được chuyển giao cho những cơ quan phản ứng thiên tai.
Vào ngày 3/12, Tokyo Telemessage thông báo rằng dịch vụ pager đã tạm hoãn và sẽ bị khai tử vào cuối tháng 9/2019. Sự thoái trào của công nghệ cũ là điều tất yếu, tuy nhiên nhiều dân mạng Nhật vẫn chưa vứt bỏ chiếc pager cũ kỹ, họ giữ chúng lại như một kỷ vật, chứa đựng vô số hồi ức.
Theo S.N
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming