Chó là người bạn trung thành nhất của loài người nhưng hầu hết mọi người vẫn biết rất ít về nguồn gốc của loài chó.
- Tổng hợp những bức ảnh đẹp nhất trong cuộc thi Nhiếp ảnh gia thiên văn học của năm
- Những lý do khiến người ta bị bắt lạ lùng nhất quả đất: Ghi âm tiếng cho sủa cũng phải hầu toà!
- Rise of the Apes phiên bản thực tế: Bạn sẽ bị "ăn tươi nuốt sống" khi dám đến gần lãnh thổ của chúng!
- Fanny Mills - "Cô gái chân to Ohio", người được mệnh danh là có đôi bàn chân to nhất Trái Đất!
- Nghiên cứu hóa thạch cho thấy không phải tất cả động vật có răng kiếm đều là động vật săn mồi
- Có thể bạn chưa biết: Loài voi cũng có thể sử dụng ngôn ngữ ký hiệu và "bất tử" trước ung thư
Chó nhà có nguồn gốc từ Đông Á hay Tây Âu? Các giống chó khác nhau có hình dáng khá khác nhau, liệu chúng có thực sự có cùng nguồn gốc? Làm thế nào những con chó có thể phân bố ở khắp mọi nơi trên thế giới, đặc biệt là Dingo, chúng đã chiếm Australia như thế nào?
Nguồn gốc của chó nhà có thể được bắt nguồn từ cuối thời kỳ đồ đá cũ. Dấu tích sớm nhất được biết đến của chó nhà được khai quật ở Đức. Đây là dấu tích có lịch sử 14.000 năm. Sau đó là hộp sọ của hai con chó được tìm thấy ở miền tây nước Nga có thể bắt nguồn từ 13.000 năm trước. Những dấu tích của chó nhà sớm nhất ở Trung Đông cũng có niên đại từ 12.000 năm trước, Đông Á là khoảng 10.000 năm trước, và Bắc Mỹ là 8.500 năm trước. Di tích của những con Dingo được khai quật ở Úc có niên đại cách đây 3.500 năm.
Từ các bằng chứng khảo cổ học, có vẻ như chó nhà xuất hiện sớm nhất là ở Tây Âu, sau đó chúng lan rộng từ tây sang đông. Tuy nhiên, giả thuyết này vẫn cần phải xem xét kỹ lưỡng hơn. Do nền văn minh Châu Âu có nguồn gốc muộn, bởi vậy những thiệt hại đối với các di tích thời kỳ đầu khá thấp, và quy mô của các cuộc khai quật khảo cổ học ở Châu Âu và Trung Đông thường lớn hơn nhiều so với ở Đông Á, nên khả năng tìm thấy hài cốt của những con chó nhà thời kỳ đầu sẽ có xác suất cao hơn.
Lỗ hổng lớn trong lý thuyết về nguồn gốc của loài chó ở Tây Âu là các nhà sinh vật học đã tìm thấy qua so sánh hình thái học rằng những con chó nhà ban đầu chắc chắn được thuần hóa bởi những con sói nhỏ, trong khi đó Châu Âu lại là nơi sinh sống của những con sói lớn, vì vậy Châu Âu hoàn toàn không phải là nơi sinh ra loài chó nhà. Thay vào đó, những con sói nhỏ của Cựu thế giới lại được tìm thấy ở Trung Đông, Ấn Độ và Trung Quốc.
Sau đó, một số học giả đã đưa ra một số thỏa hiệp, bao gồm lý thuyết nguồn gốc loài chó ở Trung Đông và lý thuyết đa nguồn gốc. Thuyết nguồn gốc ở Trung Đông cho rằng chó đã được thuần hóa bởi người Tây Á và lan rộng sang phương đông và phương tây trong cùng một khoảng thời gian. Thuyết đa nguồn gốc thì tin rằng chó nhà đã được thuần hóa từ nhiều nơi trên thế giới trong cùng một khoảng thời gian. Chó phương tây có nguồn gốc từ Trung Đông, trong khi chó phương đông có nguồn gốc từ Đông Á. Vậy, đâu mới là sự thật về nguồn gốc của chó nhà?
Và để có thể tìm được câu trả lời thì gen chính là chìa khóa để giải được câu đố này. Các học giả phương Tây và Trung Quốc đã thực hiện nhiều phân tích di truyền trên chó nhà, liên quan đến hàng trăm giống chó và hàng nghìn con chó khác nhau. Ngoài ra, họ cũng tiến hành những phân tích tương tự trên loài sói trên khắp thế giới.
Gen mục tiêu được các học giả lựa chọn là ADN ti thể được di truyền từ mẹ. Nghiên cứu cho thấy chó sói và chó trên khắp thế giới có cùng sáu nhánh tiến hóa (A ~ F), cho thấy rằng chúng đều đến từ sáu nhóm mẫu hệ giống nhau. Sói là loài động vật ăn thịt lớn có khả năng thích nghi với môi trường và khả năng di chuyển mạnh mẽ. Trong thời kỳ băng hà Pleistocen, không có sự cách ly về địa lý của loài sói trên thế giới. Vì vậy, rất lâu trước khi sói được thuần hóa thành chó, sáu nhánh đã sinh sống hỗn tạp với nhau, thậm chí chúng ta không thể biết được nguồn gốc của sáu nhánh này ở đâu, việc tìm ra nơi sinh của chó nhà thông qua so sánh đơn giản là không khả thi.
Do đó, phải phân tích phả hệ ADN ty thể của chó nhà trên khắp thế giới và khu vực có sự đa dạng cao nhất về gen, sẽ là nơi sinh ra chó nhà.
Các học giả đã phát hiện ra rằng chó nhà trên khắp thế giới chủ yếu gồm các nhánh A, B, C. Ba nhánh này chiếm 96% tổng số chó nhà và chiếm 100% ở nhiều vùng. Hơn nữa, ở Châu Phi, Châu Âu, Tây Á, Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á và Bắc Á, tỷ lệ của ba nhánh này rất giống nhau: nhánh A chiếm 60-80%, nhánh B chiếm 10-30%, và nhánh C chiếm 5-20%. Ở Mexico và Nam Mỹ, người ta cũng tìm thấy chủ yếu là ba nhánh A, B, C. Các dòng DNA ty thể của các loài chó trên khắp thế giới rất giống nhau, cho thấy rằng chúng có một nguồn gốc duy nhất, điều này phủ nhận trực tiếp lý thuyết đa nguồn gốc.
Có thể thấy được rằng không có sự khác biệt về sự đa dạng di truyền của chó ở các khu vực khác nhau từ các nhánh lớn, nhưng manh mối có thể được nhìn thấy từ một phân tích chi tiết. Các nhánh lớn thường bao gồm một số nhánh phụ. Nhánh A được chia thành sáu nhánh phụ A1 ~ A6, và các nhánh B và C có hai nhánh phụ. Các nhà sinh vật học phát hiện ra rằng 10 nhánh phụ này, Nam Trung Quốc (Hoa Nam - phía nam sông Dương Tử) và Đông Nam Á đều tồn tại. Về phía tây và phía bắc, sự đa dạng di truyền của chó nhà giảm đi, có 7 nhánh phụ ở Trung Quốc, 5 nhánh phụ ở Bắc Trung Quốc và Tây Á, và chỉ có 4 nhánh phụ ở Châu Âu.
Sự đa dạng di truyền của chó ở Nam Trung Quốc và Đông Nam Á rất cao, nhưng có lẽ quê hương của chó nhà chỉ có thể là Nam Trung Quốc, vì chưa từng có ghi chép nào về chó sói ở Đông Nam Á. Vì những con chó sói Đông Nam Á mà một số người đang nói đến thực chất là loài chó hoang giống như chó dingo. Trong quá khứ, có rất nhiều sói ở Nam Trung Quốc, theo khảo sát của các nhà nghiên cứu, có những hoạt động của sói ở tất cả các tỉnh miền nam Trung Quốc vào thời kỳ đầu thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Trên thực tế, Đông Nam Á và Nam Trung Quốc được kết nối với nhau, và không có sự ngăn cách về địa lý, do đó, chó có nguồn gốc từ Nam Trung Quốc đã nhanh chóng lan sang Đông Nam Á. Các nhà nghiên cứu đã phân tích gần một nghìn con chó ở Châu Âu và Trung Đông, đồng thời cũng phân tích ADN của hàng trăm con chó ở Nam Trung Quốc, và kết quả vẫn cho thấy sự đa dạng di truyền của chó Nam Trung Quốc cao hơn nhiều so với Châu Âu và Trung Đông.
Điều đáng chú ý là hầu hết các giống chó nhà hiện có đều đến từ Châu Âu, và chó Châu Âu có sự đa dạng về hình thái cao nhất trên thế giới, điều này là do người Châu Âu hiện đại đã đi đầu trong việc lựa chọn và nhân giống chó nhà để sản sinh ra nhiều giống chó khác nhau, tuy nhiên chó Châu Âu lại có sự đa dạng di truyền thấp.
Lý thuyết về nguồn gốc của loài chó ở phía nam sông Dương Tử cũng được các chuyên gia phân loại hình thái ủng hộ. Chó có một đặc điểm giải phẫu quan trọng rất giống với chó sói Trung Quốc ở vùng phía nam sông Dương Tử, nhưng chó sói các vùng khác thì không. Vì vậy, thuyết nguồn gốc của loài chó ở phía nam song Dương Tử có một chuỗi bằng chứng tương đối đầy đủ.
Hiện nay, các nhà di truyền học đã thực hiện nhiều xét nghiệm ADN ty thể của những con chó nhà và phát hiện ra rằng có ít nhất 51 haplotype ở những con chó nhà hiện có - haplotype đề cập đến tổng số tất cả các cá thể có cùng trình tự DNA. Vì ty thể được di truyền theo mẹ, và khi thuộc cùng một loại đơn bội của ty thể thì điều đó có nghĩa là chúng có cùng tổ tiên mẹ; nhưng không thể loại trừ rằng hai bà mẹ có trình tự DNA rất giống nhau vào thời cổ đại.
Do đó, quần thể ban đầu được thuần hóa thành chó có ít nhất 51 con sói cái. Khi tính đến việc một số đàn theo mẫu hệ có thể đã tuyệt chủng, các chuyên gia ước tính rằng có thể có hàng trăm con sói được thuần hóa ban đầu. Dựa trên tỷ lệ đột biến gen, các chuyên gia tính toán rằng việc thuần hóa loài chó không sớm hơn 16.300 năm trước và muộn nhất là 5.400 năm trước. Kết hợp với các bằng chứng khảo cổ học, loài chó rất có thể có nguồn gốc từ 16.000 đến 15.000 năm trước.
Đến đây, bối cảnh chung về nguồn gốc của loài chó đã được vạch ra - khoảng 16.000 năm trước, ở đâu đó phía nam sông Dương Tử, tổ tiên của chúng ta đã thuần hóa hàng trăm con sói thành chó, nhóm chó này là tổ tiên chung của tất cả các loài chó trên thế giới ngày nay. Chó là loài vật nuôi đầu tiên được con người thuần hóa, sớm hơn hàng nghìn năm so với những động vật chăn thả gia súc sớm nhất. Việc thuần hóa chó cũng gần giống với thời kỳ con người bắt đầu trồng lúa nước và do đó, việc thuần hóa loài chó cũng được coi là một biểu tượng quan trọng của nền văn minh.
Chó sói có phải là tổ tiên duy nhất của loài chó?
Những con sói đã sinh sống cùng một số loài chó rừng và sói đồng cỏ trong vài triệu năm, chúng có thể đã lai tạp tự do. Một số học giả đã suy đoán rằng các chi chó khác cũng có thể tham gia vào quá trình hình thành loài chó nhà thông qua việc lai giống và góp phần vào việc đa dạng hóa loài chó. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã thực hiện xét nghiệm ADN ty thể trên hàng nghìn con chó và phát hiện ra rằng tổ tiên mẹ của chúng đều là chó sói, và các họ chó khác không có đóng góp di truyền. Do đó, tổ tiên duy nhất của loài chó là chó sói, nói chính xác thì là một nhóm chó sói sống ở miền nam Trung Quốc cách đây 16.000 năm.
Hơn nữa, các nhà di truyền học đã phát hiện ra rằng đàn con hoang dã của bầy sói này đều đã tuyệt chủng sớm nhất vào cuối kỷ Pleistocen 12.000 năm trước, và tất cả những con còn sống của chúng đều là chó. Những con chó hiện có tạo thành một nhóm đơn ngành, một phân loài của chó sói. Sự khác biệt cực kỳ lớn về hình thái của các giống chó khác nhau là kết quả của quá trình thuần hóa thêm các giống chó nguyên thủy trong các môi trường khác nhau và là kết quả của quá trình chọn giống của con người.
Phân tích di truyền đã chính thức loại trừ lý thuyết đa nguồn gốc của chó, nhưng cũng không loại trừ sự lai tạp giữa chó với chó sói bản địa trong quá trình mở rộng khu vực di cư và tiến hóa. Trong số sáu nhánh chính của loài chó, nhánh E là loài đặc hữu của Đông Á, nhánh F thuộc sở hữu của Đông Á và Bắc Á. Nhánh D chỉ có ở phương Tây, thường thấy nhất ở các giống chó Bắc Âu, ngoài ra còn có ở Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ. Các nhà khoa học suy đoán rằng nhánh D được thêm vào sau khi chó nhà di cư theo con người, rời khỏi Đông Á. Có thể có một vài con sói ở Trung Đông hoặc Châu Âu bị bắt và nuôi chung với chó, và con cái của chúng cũng được thuần hóa và trở thành chó.
Trong trường hợp bình thường, con lai giữa chó đực và sói cái khó có thể trở thành chó, do đó, trong dòng gen của chó nhà, việc lai với sói cái chỉ xảy ra một vài lần, và tần suất rất thấp - nhánh này chỉ chiếm chưa đến 3%. Ngược lại, phép lai giữa chó sói đực và chó cái có thể phổ biến hơn nhiều, vì con của chúng được nuôi bởi chó cái và có nhiều khả năng trở thành chó nhà hơn. Trong quá trình hình thành chó, việc lai liên tục với chó sói có thể cải thiện hiệu quả sự đa dạng di truyền của chó.
Loài chó đã chinh phục thế giới
Phân tích di truyền xác nhận rằng chó có nguồn gốc ở Đông Á không sớm hơn 16.000 năm trước đây, trong khi di tích của loài chó được tìm thấy ở Tây Âu có niên đại từ 14.000 năm trước. Điều này cho thấy sự mở rộng phân bố của chó nhà là rất nhanh, và nó chỉ mất 2.000 năm để vượt qua lục địa Á-Âu. Theo nghiên cứu của các nhà cổ nhân học thì sự mở rộng phân bố của nông nghiệp là 5 km/năm, nếu nuôi chó đi liền với việc canh tác nông nghiệp thì chúng có thể mở rộng phân bố từ tỉnh Vân Nam của Trung Quốc đến Israel cũng chỉ trong vòng 2000 năm.
Trên thực tế, việc nuôi dưỡng chó nhà không nhất thiết phải trải dài với nông nghiệp. Chó là loài vật trung thành với con người và có thể giúp con người săn bắn và canh giữ nhà cửa, chúng cũng có thể được coi là nguồn tài nguyên rất lý tưởng trong thời cổ đại. Một khi chó được coi là sản phẩm để thương mại và trao đổi thì sự mở rộng phân bố của chúng sẽ được diễn ra với tốc độ cực kỳ nhanh chóng.
Ngoài ra, chó có khả năng di chuyển đặc biệt, chúng có thể theo chân con người đến bất kỳ châu lục nào theo cách mà con người không ngờ tới. Điển hình có thể nói tới là loài chó Dingo.
Tổ tiên của chúng là một nhóm chó bản địa Đông Á nguyên thủy, chúng du nhập vào Úc cách đây khoảng 8.500 năm. Tất cả DNA ty thể của chó Dingo đều rơi vào nhánh A, thuộc về loài chó đơn bội A29. Trong số các loài chó nhà hiện có, loài chó đơn bội này chỉ có thể được tìm thấy ở Đông Á. Do đó, chó Dingo và chó Tugou Trung Quốc (中华田园犬) trông rất giống nhau.
Châu Đại Dương (bao gồm cả Úc và New Guinea) được tách ra khỏi quần đảo Sunda ở Châu Á từ 12.000 năm trước - vào thời kỳ này nó chỉ cách đất liền khoảng 50 km. Tuy nhiên với khoảng cách này, chó không thể bơi qua được và nó chỉ có thể được đi qua bằng thuyền cùng với con người. Sau khi những con chó nguyên thủy ban đầu này đến Châu Đại Dương và bị cô lập, chúng đã quay trở lại cuộc sống hoang dã và sống tách biệt với những con chó khác cho đến khi người Châu Âu đến Úc cách đây 400 năm.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"