DJI trả tới 30.000 USD cho bất cứ ai tìm ra lỗ hổng trong phần mềm điều khiển drone
Hãng sản xuất drone DJI treo thưởng từ 100 tới 30.000 USD cho bất cứ ai tìm ra và báo cáo cho họ về lỗ hổng bảo mật trong phần mềm của các máy bay không người lái.
- DJI trình làng drone Spark: Nằm gọn, có thể chụp ảnh và quay video, điều khiển bằng smartphone, giá 499 USD
- Thay vì di chuyển ngang, chiếc drone này có bay dọc tường y hệt một điệp viên
- Drone bay thi với xe đua Công thức E, ngã sấp mặt, vỡ tan tành, thua ngay từ vòng 1
- Đây là chiếc drone nhanh nhất thế giới, đạt kỷ lục Guinness với tốc độ 263 km/h, bạn phải xem video mới thấy nó nhanh cỡ nào
Rất nhiều người đang cố gắng tìm cách vượt qua những giới hạn mà DJI thết lập bằng cách hack phần mềm của drone. Và DJI muốn giải quyết vấn đề này bằng cách treo thưởng hậu hĩnh cho những người phát hiện ra lỗ hổng bảo mật.
Thứ hai vừa qua, DJI đã tung ra một chương trình săn lỗi nhận thưởng với tiền thưởng dao động từ 100 tới 30.000 USD tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của lỗ hổng. Chương trình này áp dụng với tất cả mọi người, từ các hacker mũ trắng tới những chuyên gia bảo mật.
"Nếu hacker tìm thấy vấn đề chúng tôi muốn họ báo với chúng tôi đầu tiên, để chúng tôi vá lỗi và thưởng cho họ vì điều đó", Adam Lisberg, phát ngôn viên của DJI chia sẻ.
Nhiều tháng nay, DJI trở thành mục tiêu của một cộng đồng hacker. Những hacker ham muốn tìm tòi này buộc DJI phải chạy đua trong việc tìm và vá lỗi. Điều này buộc DJI phải có nhiều biện pháp đảm bảo an toàn cho drone của mình. Thậm chí, vì các vấn đề bảo mật mà hồi đầu tháng Quân đội Hoa Kỳ đã cấm sử dụng các drone của DJI.
Chương trình săn lỗi nhận thưởng của DJI nhận được sự hưởng ứng của cộng đồng bởi trước đó công ty này chẳng mảy may quan tâm tới vấn đề bảo mật. Bất cứ ai tìm thấy lỗ hổng có thể báo cáo cho DJI qua email bugbounty@dji.com. Trong tương lai, DJI sẽ cho ra mắt một trang web riêng để nêu rõ các tiêu chí và điều kiện cho chương trình săn lỗi nhận thưởng của mình.
Theo Motherboard
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android